Viêm loét giác mạc là gì? Điều trị viêm loét giác mạc như thế nào?
27/11/2024
Giác mạc là lớp bảo vệ bên ngoài trong suốt của mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật và cũng có vai trò quan trọng đối với thị lực
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thị Mai Phương, Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina.
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là một tình trạng viêm ở kết mạc mắt, có thể bị ở một hoặc cả hai mắt.
Thông thường, các triệu chứng đau mắt đỏ bao gồm:
Đau mắt đỏ là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể tìm hiểu đau mắt đỏ lây lan qua đường nào để kiểm soát bệnh, chăm sóc mắt cũng như phòng ngừa bệnh dễ dàng, hiệu quả hơn.
Có bốn nguyên nhân khác nhau gây ra đau mắt đỏ, bao gồm:
Tuy nhiên, đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn là loại viêm kết mạc duy nhất dễ lây lan, có thể tạo thành dịch thông qua các đường lây lan phổ biến như sau:
Mặc dù bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác, đặc biệt là ở trẻ em, nhưng có nhiều cách để bạn có thể tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ hoặc phòng ngừa nhiễm bệnh như sau:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa mọi loại bệnh tật. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng để tránh bị đau mắt đỏ. Vì đau mắt đỏ dễ lây lan khi tiếp xúc với bề mặt hoặc người bị nhiễm bệnh nên rửa tay ít nhất 20 giây mỗi lần là cách tốt nhất để tránh lây bệnh đau mắt đỏ sang những người xung quanh. Xà phòng rửa tay thông thường đủ mạnh để giúp ngăn chặn virus hoặc vi khuẩn lây lan.
Nếu bạn bị đau mắt đỏ, hãy cố gắng không dụi hoặc chạm vào mắt, vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn hoặc làm lây sang mắt bên còn lại, cũng như vô tình lây nhiễm cho mọi người xung quanh nếu ngay sau đó bạn chạm vào người khác hay đồ vật xung quanh mà chưa rửa tay với xà phòng. Bạn cũng nên cố gắng tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng nếu biết ai đó xung quanh mình đang bị đau mắt đỏ. Lưu ý, hãy nhớ rửa tay trước và sau khi chạm vào vùng mặt.
Tránh dùng chung các vật dụng bạn sử dụng trên mặt vì chúng có thể mang vi rút hoặc vi khuẩn. Hãy nhớ giặt ngay bất kỳ gối, khăn trải giường nào đã được người bị đau mắt đỏ sử dụng. Bạn thậm chí có thể bỏ bộ trang điểm cũ để không tái nhiễm trùng mắt khi bệnh bắt đầu lành.
Vì chúng có thể mang virus hoặc vị khuẩn gây bệnh lây nhiễm sang cho mắt lành nếu bạn chỉ bị đau mắt đỏ ở một mắt.
Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng, hãy dừng đeo kính áp tròng và chuyển sang đeo kính gọng cho đến khi được bác sĩ nhãn khoa cho phép sử dụng lại. Điều này giúp tránh tình trạng đau mắt đỏ trầm trọng hơn và cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Cần làm sạch, bảo quản và thay kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
Vì bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan nên tốt nhất bạn nên nghỉ học hoặc làm việc ở nhà khi bị đau mắt đỏ, ít nhất là cho đến khi hết dịch tiết ở mắt.
Tóm lại, đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan cho cộng đồng. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu cần đi lại nên đeo kính râm để mắt bớt bị chói và bảo vệ mắt.
Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.