Cấp cứu về mắt
Chấn thương mắt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày xảy ra bất ngờ, đến từ những sự việc rất tình cờ trong sinh hoạt. Các loại chấn thương về mắt cần được đưa đi cấp cứu để các bác sĩ kịp thời xử lý và chữa trị.
Glôcôm là nguyên nhân gây mù loà thường gặp thứ hai sau bệnh đục thể thủy tinh. Bệnh thường được gọi là “Kẻ đánh cắp” thị lực thầm lặng bởi nó có thể âm thầm gây mất thị lực mà không có khả năng phục hồi. Bệnh có thể gặp với tỷ lệ khoảng 3% ở những người trên 40 tuổi.
Glôcôm đặc trưng bởi sự chết dần của tế bào hạch võng mạc (khởi nguồn của thần kinh thị giác để dẫn tín hiệu hình ảnh từ mắt về não bộ) dưới ảnh hưởng của nhãn áp cao, dao động nhãn áp hoặc thiểu năng tuần hoàn do bệnh lý mạch máu.
Thị lực sẽ bị mất dần: tầm nhìn phía ngoài bị ảnh hưởng trước, tiếp đến sẽ là thị lực trung tâm, giống như một cửa sổ trước mắt đang từ từ bị khép lại.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tiến triển chậm và bệnh nhân thường không biết tình trạng mất dần thị lực của mình cho đến khi thị lực bị suy giảm ở mức đáng kể.
Thường bị cả 2 mắt và không có triệu chứng rõ rệt, người bệnh chỉ phát hiện ra khi mắt đã mờ nhiều.
Có biểu hiện cấp tính: đau mắt dữ dội, mờ mắt, đỏ mắt, đau đầu và buồn nôn. Cần được điều trị cấp cứu.
Hiếm gặp. Trẻ sơ sinh có giác mạc lớn, sợ ánh sáng, chảy nước mắt thì cần được thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để phát hiện và điều trị kịp thời.
Do các bệnh lý khác gây ra như viêm mắt, khối u trong mắt, sau phẫu thuật mắt, chấn thương mắt hoặc đục thể thủy tinh ở các giai đoạn muộn. Cũng có thể do sử dụng thuốc không phù hợp.
Bạn có nguy cơ bị Glôcôm nếu bạn:
Mọi người đều cần quan tâm đến Glôcôm và các ảnh hưởng của nó. Điều quan trọng với mỗi chúng ta là nên thực hiện việc kiểm tra mắt định kỳ vì việc phát hiện và điều trị sớm bệnh Glôcôm là cách duy nhất để ngăn chặn tình trạng mất thị lực và mù lòa.
Bệnh Glôcôm có thể không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi mất thị lực. Các dấu hiệu mà bạn có thể gặp:
Bác sĩ nhãn khoa có các dụng cụ và thiết bị chẩn đoán khác nhau để hỗ trợ trong việc xác định bệnh nhân có bị bệnh Glôcôm hay không ngay cả khi bệnh nhân chưa có bất kỳ triệu chứng gì.
Khi khám mắt tổng quát, Bác sĩ tại Hệ thống Alina Vision Việt Nam sẽ:
Hiện tại bệnh chưa có cách điều trị triệt để, chỉ có thể kiểm soát để làm chậm tiến triển của bệnh, do đó việc phát hiện sớm, khám và theo dõi định kỳ với bác sĩ nhãn khoa là rất quan trọng.
Tuỳ thuộc vào loại Glôcôm mà có thể chỉ định sử dụng thuốc (thuốc nhỏ hoặc thuốc uống), điều trị bằng Laser hoặc phẫu thuật.
Theo dõi và kiểm soát bệnh Glôcôm tại Alina:
Để thuận tiện và tiết kiệm chi phí trong quá trình theo dõi điều trị Glôcôm, bạn có thể tham khảo sử dụng “Thẻ theo dõi bệnh lý nhãn khoa mãn tính” tại Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina. Khám mắt không giới hạn số lần khám, làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ bao gồm:
Tại sao nên chọn Alina là địa chỉ tin cậy để khám và điều trị Glôcôm?
Điều trị Glôcôm tùy theo nguyên nhân, hình thái, mức độ cũng như giai đoạn của bệnh. Bệnh này cần được theo dõi chặt chẽ, bệnh nhân cần tuân thủ tốt và phải tái khám theo hẹn để đánh giá độ đáp ứng của thuốc.
Bệnh viện Mắt Alina là bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế với mức giá phù hợp cho người Việt Nam, là địa chỉ khám, điều trị Glôcôm uy tín cho người dân Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc.
Hãy liên hệ ngay với Hotline để được tư vấn và đặt lịch: 0866 224 883
Chấn thương mắt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày xảy ra bất ngờ, đến từ những sự việc rất tình cờ trong sinh hoạt. Các loại chấn thương về mắt cần được đưa đi cấp cứu để các bác sĩ kịp thời xử lý và chữa trị.
Đôi mắt con người theo thời gian sẽ dần bị lão hóa bởi các yếu tố như tuổi tác, tác động của môi trường (nắng, gió, ô nhiễm), tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử hoặc do chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
Các bệnh về kết mạc và giác mạc phổ biến như mộng thịt, khô mắt hay viêm giác mạc. Bệnh viện Mắt Alina là bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế với mức giá hợp lý, là địa chỉ khám, điều trị các bệnh về kết mạc, giác mạc mắt uy tín.
Khi nhận được ánh sáng, võng mạc sẽ truyền tín hiệu đến não thông qua hệ thống thần kinh thị giác, từ đó não bộ sẽ cho ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy. Do vậy võng mạc được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ người mắc tật khúc xạ có thể đến từ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời gian hoạt động nhìn gần nhiều với các thiết bị điện tử, đặc biệt hơn, trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử ngày càng sớm.
Từ năm 40 tuổi trở đi, việc thay đổi thị lực của bạn là điều bình thường và nguy cơ mắc một số bệnh về mắt cũng bắt đầu tăng lên. Một số bệnh lý về mắt không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng.
Glôcôm đặc trưng bởi sự chết dần của tế bào hạch võng mạc (khởi nguồn của thần kinh thị giác để dẫn tín hiệu hình ảnh từ mắt về não bộ) dưới ảnh hưởng của nhãn áp cao, dao động nhãn áp hoặc thiểu năng tuần hoàn do bệnh lý mạch máu.
Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Đục thủy tinh thể chủ yếu được chẩn đoán ở những người trên 60 tuổi nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (một số trẻ thậm chí có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh).