Disclaimer

1. Đục thủy tinh thể là gì?

Theo quy định của Điều 29 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 sau đây thì được miễn hoặc xem xét được miễn trừ trách nhiệm hình sự:

Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

Khi có quyết định đại xá

Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa

Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận

Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, miễn trừ trách nhiệm hình sự là một biện pháp được Hội đồng xét xử (HĐXX) áp dụng khi xét thấy trường hợp phạm tội của bị cáo không cần truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần áp dụng hình phạt hình sự đối với các bị cáo mà vẫn không gây nguy hiểm cho xã hội, vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng chống tội phạm.

Có thể thấy, miễn trừ trách nhiệm hình sự là một chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước đối với các bị cáo có phạm tội khi xét thấy các bị cáo này vẫn còn khả năng trở lại làm người có ích cho xã hội.

2. Người được miễn trừ trách nhiệm hình sự là người vô tội?

Như đã phân tích ở trên, biện pháp miễn trừ trách nhiệm hình sự là biện pháp áp dụng cho người phạm tội, nghĩa là người này có tội và phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội của mình.

Tuy nhiên khi HĐXX xét thấy người phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội, tội lỗi gây ra nghiêm trọng nhưng do vô ý, hoặc tội ít nghiêm trọng có gây thiệt hại nhưng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thì được miễn trừ việc chịu trách nhiệm hình sự cho tội đó.

Như vậy, người được áp dụng biện pháp miễn trừ trách nhiệm hình sự là người có tội, không phải người vô tội nhưng được nhận sự khoan hồng, nhân đạo của nhà nước để tiếp tục đóng góp cho xã hội mà thôi.

3. Được miễn trách nhiệm hình sự có được bồi thường, bù trừ thời gian tạm giam không?

Theo Điều 38 Bộ Luật Hình sự 2015, thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

Tuy nhiên, bản chất của biện pháp miễn trách nhiệm hình sự là người phạm tội có hành vi vi phạm pháp luật, hành vi cấu thành tội phạm, nhưng do chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước và do nguyên tắc phân hóa phân loại nên được miễn trách nhiệm hình sự chứ không phải là người vô tội hay bị oan sai.

Do đó, đối với trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự thì thời hạn tạm giam, tạm giữ để điều tra vụ án sẽ không được tính toán để bồi thường, bù trừ.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử cơ quan điều tra có áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế đối với người được miễn trừ trách nhiệm hình sự thì cũng là đúng với quy định của pháp luật, vì thế người được miễn trừ trách nhiệm hình sự sẽ không được nhận bồi thường, đền bù.