Phân loại bảng đo thị lực và quy trình đo thị lực chuẩn
27/11/2024
Để đôi mắt luôn khỏe mạnh thì kiểm tra thị lực định kỳ là điều hết sức cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều cách để kiểm tra thị lực, trong đó việc sử dụng bảng đo thị lực.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đàm Văn Quý, Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện Mắt Alina.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ nguyên nhân của tình trạng lông xiêu và một số phương pháp điều trị bệnh.
Mắt có lông xiêu (trái) và lông quặm (phải)
Lông xiêu là hiện tượng lông mi phát triển nhầm hướng (mọc ngược vào trong hoặc ra ngoài nhãn cầu). Khi chớp mắt, lông mi hướng vào trong sẽ cọ xát vào kết mạc và giác mạc, làm vỡ màng phim nước mắt và tổn thương bề mặt nhãn cầu. Hệ quả là người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng cộm, chói, ngứa, đau rát mắt, chảy nước mắt thường xuyên. Nếu lông xiêu ở vị trí trung tâm tồn tại kéo dài có thể dẫn tới viêm giác mạc, sẹo giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý lông xiêu
Sử dụng một số loại nước mắt nhân tạo dạng gel có thành phần như Carbomer, Dexpanthenol, … có thể làm giảm sức cọ xát của lông xiêu vào bề mặt nhãn cầu, từ đó làm giảm bớt các triệu chứng ở mắt. Ngoài ra thuốc còn giúp ổn định màng phim nước mắt, tái tạo, hàn gắn các tổn thương trên bề mặt nhãn cầu nhanh hơn.
Sử dụng nhíp hoặc panh có thể nhổ toàn bộ các lông mi mọc lệch. Đây là phương pháp điều trị đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà nhưng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời. Lông xiêu thường mọc trở lại sau 4 – 6 tuần.
Phương pháp này sử dụng đầu đốt hoặc laser làm phá hủy nang lông mi, loại bỏ hoàn toàn lông mi mọc lệch. Người bệnh được sát khuẩn, gây tê tại chỗ và sử dụng mỡ kháng sinh sau thủ thuật. Đây là phương pháp điều trị lông xiêu triệt để.
Phương pháp điều trị lông xiêu hiện nay
Để nhận biết chính xác tình trạng mắt và phương pháp điều trị phù hợp, quý khách vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.