Phân loại bảng đo thị lực và quy trình đo thị lực chuẩn
27/11/2024
Để đôi mắt luôn khỏe mạnh thì kiểm tra thị lực định kỳ là điều hết sức cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều cách để kiểm tra thị lực, trong đó việc sử dụng bảng đo thị lực.
27/11/2024
Khi nói đến sự bất thường về mắt ở trẻ em, cha mẹ cần là người sẽ nhận ra sớm nhất. Điều này rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị sớm để tránh trường hợp mắt bị bệnh nghiêm trọng hơn. Trong từng giai đoạn, cha mẹ cần theo dõi sát sao sự phát triển thị lực. Có những vấn đề nghiêm trọng cần chú ý.
Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hay loạn thị có thể phát hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh do bẩm sinh hoặc mắc phải. Các dấu hiệu đầu tiên mà cha mẹ và giáo viên nhận thấy là trẻ nheo mắt, ngồi quá gần TV hoặc cầm sách quá gần mắt khi đọc. Phát hiện sớm khiến việc điều trị dễ dàng hơn. Kính có thể là biện pháp an toàn nhất dành cho trẻ nhỏ.
Nhược thị, thường được gọi là mắt lười xảy ra khi não không ghi nhận đầy đủ những hình ảnh mà mắt bị ảnh hưởng nhìn thấy. Mắt lười thường chỉ ở đến một mắt, nhưng có thể ảnh hưởng đến thị lực của cả hai mắt. Vì vậy, bắt buộc phải kiểm tra và theo dõi sự phát triển thị lực trong những trường hợp này.
Điều trị nhược thị thường đặt một miếng dán lên mắt bình thường để mắt yếu hoạt động nhiều hơn. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị trong một số trường hợp.
Mắt lác là một vấn đề về mắt ở trẻ em cần được chú ý. Cha mẹ có thể nhận thấy rằng một hoặc cả hai lòng đen mắt lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Điều này có thể xảy ra liên tục hoặc không liên tục. Quan sát mắt của trẻ nếu bị lệch, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ đưa các lựa chọn điều trị lác và suy giảm thị lực ở trẻ. Phẫu thuật sẽ chỉ được đề nghị khi cần thiết
Cần đưa trẻ nhỏ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần
Nguyên nhân chủ yếu gây ra chảy nước mắt và tiết nhiều gỉ hay rử mắt .Đây là bệnh mắt khá phổ biến ở những trẻ sơ sinh. Bố mẹ hãy thường xuyên vuốt dọc sống mũi của trẻ bắt đầu từ khóe mắt cho đến 2 lỗ mũi để xử lý tình trạng tắc tuyến lệ.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ đến những cơ sở nhỏ, không đủ uy tín và điều kiện y khoa để điều trị.
Một trong các bệnh mắt mà trẻ sơ sinh dễ mắc phải là viêm kết mạc . Biểu hiện dễ thấy nhất chính là mắt bị sưng đỏ, xuất hiện ghèn vàng, 2 mi mắt khép lại, khó nhắm mở hay chảy nhiều nước mắt,… Những triệu chứng này thường xuất hiện khoảng từ ngày 2 – ngày 5 sau khi sinh.
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh mắt không cẩn thận khiến gỉ mắt nhiều và về lâu dài dễ bị viêm nhiễm.
Viêm mi mắt có triệu chứng viêm bờ mi, tiết nước mắt, mắt đỏ, bị ngứa, bong vùng da quanh mắt,có thể hình thành chắp lẹo.
Nguyên nhân là do vi khuẩn. Đối với bệnh viêm mi mắt ngoài cần phải đi khám sớm, dùng thuốc theo chỉ định, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng nước sạch để hạn chế tái nhiễm vi khuẩn.
Đục thủy tinh thể cực kỳ phổ biến ở độ tuổi trên 60, nhưng ước tính cứ 4500 trẻ em thì có một trẻ sinh ra hoặc phát triển bệnh đục thủy tinh thể khi còn nhỏ. Dấu hiệu rõ ràng của bệnh đục thủy tinh thể là ánh đồng tử trắng hoặc đơn giản là không nhìn rõ.
Đối với trẻ sơ sinh, có thể phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.