Cấp cứu về mắt
Chấn thương mắt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày xảy ra bất ngờ, đến từ những sự việc rất tình cờ trong sinh hoạt. Các loại chấn thương về mắt cần được đưa đi cấp cứu để các bác sĩ kịp thời xử lý và chữa trị.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo tỉ lệ người mắc các tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, đây là tình trạng đáng báo động, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em. Nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ người mắc tật khúc xạ có thể đến từ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời gian hoạt động nhìn gần nhiều với các thiết bị điện tử, đặc biệt hơn, trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử ngày càng sớm. Các tật khúc xạ sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn trong học tập, công tác và sinh hoạt hàng ngày.
Với tình trạng khúc xạ bình thường, ánh sáng phản xạ từ một vật đi vào mắt qua giác mạc (bề mặt cong, trong suốt, bảo vệ mặt trước của nhãn cầu). Bởi giác mạc và thuỷ tinh thể hội tụ các tia sáng để chúng tập trung tai một điểm sắc nét trên võng mạc (lớp sau của mắt chứa các tế bào cảm thụ ánh sáng). Các tế bào võng mạc chuyển đổi các tia sáng thành các xung điện được gửi đến não (thông qua dây thần kinh thị giác) và được xử lý để tạo thành hình ảnh.
Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không tập trung trên võng mạc mà ở trước hoặc ở sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc.
Tất cả các tật khúc xạ ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của mắt, tuỳ thuộc vào khoảng cách. Tuy nhiên, giữa các loại tật khúc xạ khác nhau sẽ gây ra các dấu hiện nhìn mờ khác nhau và các triệu chứng kèm theo khác nhau. Nhìn chung, tật khúc xạ xảy ra khi khả năng tập trung ánh sáng của mắt bị ảnh hưởng bởi hình dạng của giác mạc, độ cong của thủy tinh thể và chiều dài của mắt.
Tật khúc xạ có 04 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị. Năm 2010, thế giới có khoảng 1,8 tỉ người mắc các tật khúc xạ nhưng tới năm 2020 con số này đã tăng gấp đôi. Ở các quốc gia đang phát triển, người dân ít quan tâm đến việc kiểm tra sức khoẻ mắt định kỳ thì tỉ lệ còn đặc biệt tăng nhanh và cao hơn hẳn. Trong các loại tật khúc xạ, cận thị chiếm đa số. Vào năm 2010, số người mắc cận thị trên thế giới là 1,9 tỉ người (28% dân số). Tới năm 2020, con số này là 2,6 tỉ người (33% dân số), dự kiến tới năm 2050 con số này là 4,9 tỉ người (50% dân số).
Bệnh nhân cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng lại gặp khó khăn trong việc nhìn vào các vật ở xa. Cận thị thường xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể quá cong và hội tụ ánh sáng quá mạnh, nếu mắt quá dài hoặc do sự kết hợp của các yếu tố này. Kết quả là, các tia sáng tập trung ở phía trước, thay vì trên võng mạc.
Cận thị thường khởi phát trong thời gian còn nhỏ tuổi và có thể tiến triển theo tuổi tác khi cấu trúc của con mắt thay đổi theo thời gian, cho tới khi mắt đạt cấu trúc trưởng thành. Thời gian nhìn gần quá nhiều và không đủ thời gian ở ngoài trời có thể dẫn đến các trường hợp nghiêm trọng hơn.
Viễn thị là tình trạng có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng các vật ở gần lại bị mờ. Cũng như các tật khúc xạ khác, viễn thị xảy ra khi mắt không tập trung tia sáng một cách chính xác lên võng mạc. Điều này thường xảy ra khi giác mạc (hoặc thủy tinh thể) ít cong hơn bình thường, mắt quá ngắn hoặc sự kết hợp của hai yếu tố này. Giác mạc dẹt không hội tụ các tia sáng đủ mạnh, có nghĩa là ánh sáng tập trung phía sau võng mạc, thay vì trực tiếp vào nó. Bệnh viễn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường nặng hơn sau 40 tuổi.
Loạn thị làm cho khả năng nhìn vật mờ hoặc méo mó, thường ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xảy ra khi giác mạc tròn không hoàn hảo (tức là có hình dạng giống quả bóng bầu dục, hình oval hơn là quả bóng đá). Kết quả là các tia sáng đi qua giác mạc không đều và không tập trung tại một điểm trên võng mạc.
Loạn thị là một chẩn đoán phổ biến và hầu hết mọi người đều có một số mức độ bất đối xứng của giác mạc. Trong khi những người bị loạn thị nhẹ có thể không biết mình mắc bệnh này cho đến khi họ đi khám mắt định kỳ, những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhìn bị mờ, nhoè và thấy hình méo mó - như thể đang nhìn qua một tấm gương bóp méo. Loạn thị thường phổ biến và xảy ra cùng với cận thị hoặc viễn thị. Nguyên nhân cụ thể của chứng loạn thị không rõ, có thể là di truyền. Loạn thị có thể giảm hoặc tăng theo thời gian.
Lão thị phát triển dần dần theo thời gian khi thủy tinh thể của mắt trở nên cứng hơn và các cơ điều khiển hoạt động nhìn gần của cơ thể yếu đi. Khi nhìn các vật ở gần, thủy tinh thể trong mắt thay đổi hình dạng để khúc xạ (hội tụ) ánh sáng giúp chúng ta nhìn rõ vật ở gần. Cụ thể, nó trở nên lồi hơn. Theo tuổi tác, thủy tinh thể mất khả năng này và hậu quả là hình ảnh không tập trung trên võng mạc khi nhìn gần và gây ra hiện tượng nhìn gần bị mờ.
Lão thị gây suy giảm thị lực dần dần, thường ở độ tuổi từ 40–65, sau 65 tuổi lão thị ổn định hơn và có biểu hiện mờ khi thực hiện các hoạt động ở cự ly gần, chẳng hạn như đọc sách. Người già thường phát triển chứng lão thị cùng với một tật khúc xạ hiện có như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.
Không có cách nào tránh khỏi chứng lão thị dù bạn chưa bao giờ gặp vấn đề gì về thị lực trước đó. Thậm chí ở những người bị cận thị, thị lực nhìn gần cũng sẽ mờ dần ngay cả khi đeo kính có gọng hay kính áp tròng để điều chỉnh tật khúc xạ nhìn xa
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đến bác sĩ đo thị lực để kiểm tra mắt tổng quát.
Tật khúc xạ được chẩn đoán trong quá trình khám mắt toàn diện bao gồm khám khúc xạ, đo thị lực và khám với bác sĩ mắt tại Alina.
Trong quá trình khám, các chuyên gia sẽ thực hiện kiểm tra thị lực để kiểm tra mức độ của thị lực của bạn. Các khám nghiệm khúc xạ khách quan, khúc xạ chủ quan sẽ đánh giá chính xác tình trạng khúc xạ của mắt, và mắt bạn có cần chỉnh kính để điều trị tật khúc xạ hay không.
Một số khám nghiệm khác cũng có thể được thực hiện để xác định sức khỏe và chức năng của các bộ phận khác của mắt. Thông tin thêm về khám mắt tổng quát có sẵn trên trang dịch vụ và các bệnh về mắt của chúng tôi. Vì cấu trúc của mắt tình trạng tật khúc xạ có thể thay đổi theo thời gian, bạn nên khám mắt tổng quát từ 6 tháng đến 1 năm/ lần.
Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ thường gặp trong tật cận thị và loạn thị thường có thể do:
Điều trị tật khúc xạ
Tật khúc xạ có thể được khắc phục bằng việc đeo kính và kính áp tròng, kính áp tròng ban đêm, hoặc điều trị bằng phẫu thuật khúc xạ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ, lựa chọn lối sống sinh hoạt và độ tuổi của mỗi người
Điều trị tật khúc xạ bằng kính chỉnh hình giác mạc (hay còn gọi là Orthokeratology) là việc sử dụng một loại kính áp tròng vào ban đêm để điều chỉnh hình dạng của giác mạc và điều trị tật khúc xạ. Sử dụng Ortho-K sẽ không gây tổn thương giác mạc mà từ từ tạo hình giác mạc, thị lực sẽ được cải thiện mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc suốt cả ngày dài. Kính Ortho-K có thể thể dùng cho cả trẻ em và người lớn, đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công, cảnh sát, diễn viên, vận động viên chuyên nghiệp... Vì thế, khi đã sử dụng Ortho-K, người cận thị sẽ muốn gắn bó với cặp kính đặc biệt này
Dùng kính cho việc điều trị tật khúc xạ là phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Đến với Bệnh viện Mắt Alina, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm những dịch vụ đo và khám mắt tốt nhất cùng với những thiết bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Bệnh viện Mắt Alina với đầy đủ mẫu mã kính thời trang nhất, cùng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong ngành chắc chắn sẽ là địa điểm đáng tin cậy nhất cho mọi khách hàng.
Alina cung cấp các sản phẩm chất lượng, mẫu mã, chất liệu đa dạng, sang trọng, hợp thời trang cùng với hệ thống máy móc hiện đại, đo chuẩn xác nhất. Khi bạn sử dụng kính của Bệnh viện Mắt Alina khách hàng sẽ được được tiếp cận với:
Chấn thương mắt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày xảy ra bất ngờ, đến từ những sự việc rất tình cờ trong sinh hoạt. Các loại chấn thương về mắt cần được đưa đi cấp cứu để các bác sĩ kịp thời xử lý và chữa trị.
Đôi mắt con người theo thời gian sẽ dần bị lão hóa bởi các yếu tố như tuổi tác, tác động của môi trường (nắng, gió, ô nhiễm), tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử hoặc do chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
Các bệnh về kết mạc và giác mạc phổ biến như mộng thịt, khô mắt hay viêm giác mạc. Bệnh viện Mắt Alina là bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế với mức giá hợp lý, là địa chỉ khám, điều trị các bệnh về kết mạc, giác mạc mắt uy tín.
Khi nhận được ánh sáng, võng mạc sẽ truyền tín hiệu đến não thông qua hệ thống thần kinh thị giác, từ đó não bộ sẽ cho ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy. Do vậy võng mạc được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất.
Nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ người mắc tật khúc xạ có thể đến từ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời gian hoạt động nhìn gần nhiều với các thiết bị điện tử, đặc biệt hơn, trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử ngày càng sớm.
Từ năm 40 tuổi trở đi, việc thay đổi thị lực của bạn là điều bình thường và nguy cơ mắc một số bệnh về mắt cũng bắt đầu tăng lên. Một số bệnh lý về mắt không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi chuyển sang giai đoạn nặng.
Glôcôm đặc trưng bởi sự chết dần của tế bào hạch võng mạc (khởi nguồn của thần kinh thị giác để dẫn tín hiệu hình ảnh từ mắt về não bộ) dưới ảnh hưởng của nhãn áp cao, dao động nhãn áp hoặc thiểu năng tuần hoàn do bệnh lý mạch máu.
Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Đục thủy tinh thể chủ yếu được chẩn đoán ở những người trên 60 tuổi nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (một số trẻ thậm chí có thể bị đục thủy tinh thể bẩm sinh).