Liên hệ tư vấn

Cận thị: Triệu chứng và phương pháp hạn chế tiến triển cận thị

Cận thị được coi là nguyên nhân hàng đầu gây mù vĩnh viễn trên toàn thế giới. Đến năm 2050, dự kiến ​​50% dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng, con số này bao gồm khoảng 10% số người cận thị cao.

Ophthalmologist Puts New Eyeglasses On The Boy.
Ophthalmologist puts new eyeglasses on the boy.

Cận thị là một vấn đề  được coi trọng bởi vì trẻ em bị cận thị càng sớm thì càng trở nên trầm trọng hơn

Cận thị là một vấn đề được coi trọng bởi vì trẻ em bị cận thị càng sớm thì độ cận càng cao hơn.

1. Cận thị là gì?

Cận thị là một loại tật khúc xạ xảy ra do hình dạng của nhãn cầu làm cho các tia sáng tập trung ở phía trước võng mạc, thay vì tập trung trên võng mạc làm cho người cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

Mắt có tật cận thị to và dài hơn mắt không có tật khúc xạ. Cận thị ở trẻ em ở người dưới 18 tuổi, trong độ tuổi đi học đôi khi còn được gọi là ‘cận thị học đường’ chẩn đoán phổ biến nhất ở thời thơ ấu.

2. Nguyên nhân bị cận thị?

Các yếu tố lối sống có thể làm tăng nguy cơ phát triển cận thị, bao gồm:

  • Không đủ thời gian ở ngoài trời
  • Thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên
  • Trong thời gian dài tập trung vào các nhiệm vụ nhìn gần, chẳng hạn như đọc hoặc sử dụng các thiết bị điện tử.

3. Triệu chứng và ảnh hưởng của cận thị 

Cận thị thường phát triển trong thời gian còn trẻ và có thể tăng dần trong độ tuổi cận thị học đường, tới khi mắt đạt cấu trúc trưởng thành. Thời gian sử dụng màn hình quá nhiều và không đủ thời gian ở ngoài trời có thể dẫn đến các trường hợp nghiêm trọng hơn.

4. Ảnh hưởng của cận thị

Các dạng cận thị nhẹ hơn thường không gây nguy hiểm đáng kể về lâu dài. Tuy nhiên, tình trạng này thường tiến triển, trở nên nặng hơn theo thời gian khi mắt phát triển và thay đổi. Đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì khi sự phát triển cơ thể nhanh chóng diễn ra. Cận thị nặng có liên quan đến nguy cơ cao phát triển các bệnh nghiêm trọng về mắt sau này, bao gồm bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc cận thị.

5. Cận thị có điều trị được không?

Không có thuốc chữa trị cận thị nhưng có các phương pháp điều trị có thể cải thiện thị lực nhìn xa, chẳng hạn như kính gọng hoặc kính áp tròng. Tuy nhiên, những phương pháp này không ngăn được tình trạng cận thị trở nên nặng hơn. Phẫu thuật khúc xạ (ví dụ như phẫu thuật bằng laser) thường không được khuyến khích ở trẻ em, vì mắt của trẻ tiếp tục phát triển tới giai đoạn trưởng thành. Ngoài ra, kính gọng đa tròng, kính áp tròng mềm đa tiêu, kính áp tròng chỉnh hình giác mạc (Ortho-K) được chứng minh có tác dụng làm chậm tiến triển cận thị. Kính Ortho-K được đeo vào ban đêm để tạm thời định hình lại hình dạng giác mạc, bệnh nhân sẽ không cần đeo kính vào ban ngày.

Ngoài các phương pháp quang học, một giọt atropine liều thấp (0,01%) mỗi ngày đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc hạn chế sự tiến triển của cận thị trong một số thử nghiệm lâm sàng đáng tin cậy. Nhìn chung, mắt của con bạn sẽ ổn định sau 18 tuổi, lúc đó có thể xem xét phẫu thuật khúc xạ để điều trị tật khúc xạ.

Mặc dù phẫu thuật điều trị tật khúc xạ có thể loại bỏ nhu cầu đeo kính gọng  hoặc kính áp tròng, nhưng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của mắt cận thị đe doạ tới thị lực vẫn còn tồn tại suốt đời.

Kie1695633425 9164
Cute and smart looking Asian elementary school boy with eyeglasses rubbing his nose and eyes while studying with computer laptop with exhaustion and headache at school

Có thể ngăn ngừa cận thị ở trẻ em không?

6. Có thể ngăn ngừa cận thị ở trẻ em không?

Bạn có thể giảm nguy cơ con mình phát triển cận thị bằng cách hạn chế thời gian của chúng vào các hoạt động với nhìn gần như đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử.

Trẻ em cũng nên có nhiều thời gian hoạt động ngoài trời – lý tưởng là hai giờ mỗi ngày.

Điều này cũng có những lợi ích sức khỏe bổ sung khác như tăng nồng độ vitamin D trong máu, có trách nhiệm duy trì sức khỏe tốt của xương và cơ, hạn chế những vấn đề về sức khoẻ khác sau này. Trẻ em nên được bác sĩ kiểm tra thị lực và khúc xạ trước khi bắt đầu đi học, và sau đó thường xuyên 6 tháng đến 1 năm/ lần. Nếu tình trạng cận thị đang tiến triển, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ về những cách có thể để ngăn chặn sự tiến triển của cận thị.

7. Trẻ bị cận thị và loạn thị kết hợp thì điều trị ra sao?

Loạn thị là hiện tượng giác mạc của mắt bị cong bất thường và dẫn đến nhìn mờ. Đó là một tật khúc xạ phổ biến khác và trẻ em bị cận thị hoàn toàn có khả năng có loạn thị. Kính gọng và kính áp tròng có thể được sử dụng để điều chỉnh cả hai tình trạng cùng một lúc.

Bài viết liên quan