Viễn thị là gì? Chẩn đoán và điều trị viễn thị như thế nào?
27/11/2024
Viễn thị (hyperopia) là một tình trạng thị lực phổ biến, trong đó mắt bị viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng các vật ở gần có thể bị mờ.
16/07/2025
Glôcôm (còn được gọi là thiên đầu thống) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không thể hồi phục trên toàn thế giới. Bệnh có thể tiến triển âm thầm trong thời gian dài mà không có triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh dễ chủ quan và bỏ qua giai đoạn “vàng” trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện dấu hiệu nhận biết Glôcôm sớm để bảo vệ thị lực cho bản thân và người thân trong gia đình.
Dấu hiệu nhận biết Glôcôm sớm
Glôcôm là nhóm bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương thần kinh thị giác và mất thị trường, thường liên quan đến tình trạng tăng nhãn áp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, Glôcôm có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa.
Điều đáng lo ngại là ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, Glôcôm được mệnh danh là “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng”, âm thầm tấn công đôi mắt người bệnh mà họ không hề hay biết.
Mặc dù không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện rõ rệt, nhưng nếu bạn gặp phải một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây, hãy thận trọng và đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được tầm soát Glôcôm kịp thời.
Một trong những dấu hiệu nhận biết Glôcôm phổ biến là tình trạng đau đầu, đặc biệt là đau quanh vùng trán hoặc thái dương. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội và đôi khi đi kèm với buồn nôn hoặc nôn. Đây là biểu hiện thường gặp trong Glôcôm góc đóng cấp tính – một tình trạng cần can thiệp y tế khẩn cấp để tránh mất thị lực.
Đỏ mắt là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý nhãn khoa, bao gồm viêm kết mạc. Tuy nhiên, nếu đỏ mắt xuất hiện kèm theo đau nhức, buồn nôn, giảm thị lực hoặc thấy quầng sáng quanh đèn, bạn cần nghĩ đến khả năng bị Glôcôm, đặc biệt là Glôcôm góc đóng.
Cảm giác nhìn thấy quầng sáng xanh, đỏ quanh các nguồn sáng, đặc biệt là vào ban đêm, là một triệu chứng điển hình của tình trạng tăng nhãn áp. Triệu chứng này xảy ra do hiện tượng phù giác mạc – khi nhãn áp tăng cao, giác mạc bị phù và làm tán xạ ánh sáng.
Khi thị lực giảm đột ngột đi kèm với cảm giác đau nhức trong mắt, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo Glôcôm cấp tính. Một số trường hợp người bệnh có thể chỉ nhìn thấy mờ, nhưng nếu chủ quan và không can thiệp kịp thời, thị lực sẽ suy giảm không hồi phục.
Thị lực giảm kèm đau mắt có thể là dấu hiệu nhận biết Glôcôm sớm
Tình trạng sợ ánh sáng hoặc nhạy cảm bất thường với ánh sáng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý về mắt, trong đó có Glôcôm. Khi giác mạc bị tổn thương hoặc khi thần kinh thị giác bắt đầu bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ cảm thấy chói mắt, khó chịu khi nhìn vào đèn hoặc ra ngoài trời nắng.
Glôcôm là bệnh mạn tính và tiến triển, gây tổn thương không hồi phục cho dây thần kinh thị giác. Việc điều trị chủ yếu nhằm kiểm soát tiến triển bệnh, duy trì thị lực hiện tại chứ không thể khôi phục thị lực đã mất. Vì vậy, phát hiện sớm chính là yếu tố then chốt trong việc bảo vệ ánh sáng đôi mắt.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc Glôcôm, tuy nhiên, những đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý:
Người trên 40 tuổi
Người có tiền sử gia đình mắc Glôcôm
Người bị cận thị nặng hoặc từng chấn thương mắt
Người mắc bệnh lý mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp
Người đã sử dụng corticoid dài ngày
Đối tượng nên tầm soát Glôcôm định kỳ
Với tính chất nguy hiểm và diễn tiến âm thầm, việc khám mắt định kỳ từ 6 – 12 tháng/lần là cách hiệu quả để phát hiện sớm Glôcôm, đặc biệt ở những đối tượng nguy cơ cao. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhận biết Glôcôm nào đã đề cập, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Để nhận biết chính xác tình trạng mắt và phương pháp điều trị phù hợp, quý khách vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.