Quặm mắt là gì? Khám và điều trị như thế nào?
27/11/2024
Quặm mắt (hay mi mắt) là hiện tượng lông mi mọc ngược mọc sai hướng, hướng của lông mi cuộn vào nhãn cầu, gây kích thích nhãn cầu hoặc vùng da xung quanh mắt.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI Nguyễn Thị Phương, Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina.
Đau mắt đỏ hay chính là viêm kết mạc – là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng. Triệu chứng điển hình là: Mắt đỏ, sưng, có ra ghèn dử màu trắng hoặc vàng, chảy nước mắt. Có thể bị 1 hoặc 2 mắt. Viêm kết mạc cấp do vi khuẩn và virus thường rất dễ lây qua tiếp xúc.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị thì việc bổ sung lượng chất chống oxy hóa mạnh, vitamin, và khoáng chất trong chế độ ăn có thể giúp giảm tổn thương mô do nhiễm trùng. Do đó bệnh có thể nhanh khỏi hơn.
Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm có thể giảm thiểu tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Những thực phẩm nên sử dụng khi có đau mắt đỏ:
Rau chân vịt, cải xoăn, rau mùi tây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, lutein và zeaxanthin tốt giúp bảo vệ mắt chống lại sự thoái hóa.
Cà rốt, khoai lang, mơ, đu đủ, bí đỏ là những nguồn cung cấp tốt Beta caroten- một dạng của vitamin A đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của mắt.
Nho, ớt chuông, cam,… là nguồn cung cấp tốt vitamin C, một chất chống oxy hóa cần thiết để tăng chức năng miễn dịch và chống nhiễm trùng.
Nó như là một thực phẩm hoàn hảo cho mắt. Là nguồn cung cấp tốt protein, ZinC , chất chống oxy hóa. Những chất này giúp mắt chống lại bất kì sự nhiễm trùng nào.
Những loại cá béo này là nguồn giàu acid béo omega 3 có thể giúp làm giảm viêm và hỗ trợ tốt cho sức khỏe của mắt.
Các loại hạt như: Hạnh nhân,óc chó, hạt hướng dương cũng như lúa mì và dầu thực vật cung cấp nhiều vitamin E giúp bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do. Vì vậy cần bổ sung các loại hạt này vào chế độ ăn.
Việc uống nhiều nước giúp tăng cường quá trình hydrat hóa giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh
Như vậy khi bạn bị đau mắt đỏ cũng như khu vực bạn ở đang có dịch đau mắt đỏ thì: Bổ sung trái cây và rau nhiều màu sắc và ăn uống cân bằng có tác dụng như một cơ chế bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
Như vậy, đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ và ít gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu sau 5 – 7 hôm kể từ ngày khởi phát mà các triệu chứng của đau mắt đỏ không thuyên giảm hoặc gia tăng cấp độ nặng đi kèm với những bất thường khác ở mắt, lúc này bạn cần đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn, có phương pháp điều trị phù hợp và hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho mắt.
Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.