Kiểm Soát Tiến Triển Cận Thị Bằng Phương Pháp Ortho K
27/11/2024
Khi trẻ nhỏ bị cận, độ cận thường có xu hướng tăng. Kiểm soát cận thị là thuật ngữ để nói về việc làm chậm tiến triển của cận thị.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI Nguyễn Thị Phương, Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina.
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp ngoài cùng của phần lòng trắng của mắt và bề mặt bên trong của mí mắt. Bệnh làm cho mắt có màu hồng hoặc hơi đỏ, có thể xảy ra đau, rát, trầy xước hoặc ngứa. Mắt bị ảnh hưởng có thể chảy nước mắt nhiều hơn, bị ra dử (ghèn) mắt, có thể gây ra khó mở mắt vào buổi sáng. Sưng phần lòng trắng của mắt cũng có thể xảy ra. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Bệnh có khả năng lây lan (bệnh có thể lây cho người thân, bạn bè, người xung quanh).
Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa,… là những thời điểm mà cơ thể con người dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là những người nhạy cảm với thời tiết. Thêm vào đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn mặt, gối,… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lây lan thành dịch bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ có thể kéo dài từ 10 ngày đến hai tuần. Nhưng bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa - bác sĩ được đào tạo chuyên sâu các bệnh lý về mắt để khám và điều trị.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
Đường lây của bệnh đau mắt đỏ
Thực hành vệ sinh tốt để kiểm soát sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ. Ví dụ:
Hãy nhớ rằng bệnh đau mắt đỏ không dễ lây hơn bệnh cảm lạnh thông thường. Bạn có thể quay lại làm việc, đi học hoặc chăm sóc trẻ em nếu bạn có thể thực hành vệ sinh tốt và tránh tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, nếu nơi làm việc, trường học hoặc nơi chăm sóc trẻ em liên quan đến việc tiếp xúc gần gũi với người khác thì tốt nhất bạn nên ở nhà cho đến khi các triệu chứng của bạn hoặc con bạn biến mất.
Mắt của trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm vi khuẩn có trong đường sinh dục của mẹ. Những vi khuẩn này thường không gây ra triệu chứng gì ở người mẹ. Trong một số trường hợp, những vi khuẩn này có thể khiến trẻ sơ sinh phát triển một dạng viêm kết mạc nghiêm trọng, cần được điều trị ngay lập tức để bảo tồn thị lực.
Vì vậy trẻ sơ sinh vừa ra đời được rửa mắt và sát khuẩn mắt ngay. Sau đó các bậc cha mẹ cần theo dõi tình trạng mắt cho trẻ, nếu có biểu hiện khác thường: đau, đỏ, sưng mắt, dử mắt,… các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để trẻ được điều trị kịp thời.
Phòng tránh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Trên đây là thông tin chi tiết về dịch đau mắt đỏ bùng phát vào thời điểm nào, cũng như những điều cần chuẩn bị trước, trong và sau thời điểm bùng phát dịch đau mắt đỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có những biện pháp để ngăn ngừa các tác động của đau mắt đỏ đến sức khỏe mắt.
Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.