Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Phạm Chu Long Gia - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Cận thị ở mức độ 5 Diop có thể đã được xếp vào mức độ nặng, có nguy cơ ảnh hưởng tới võng mạc. Khi đã được chẩn đoán xác định, cận thị chỉ có thể tăng độ hoặc giữ nguyên độ chứ không thể giảm độ được.
Cháu có thể sử dụng một số phương pháp giúp hạn chế quá trình tăng độ bao gồm dùng thuốc Atropine nồng độ thấp, sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K hoặc kính đa tròng. Ngoài ra, nếu đủ 18 tuổi và độ khúc xạ ổn định từ 01 năm trở lên, cháu có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật để khắc phục cận thị.
Trân trọng!
Cận thị ở mức độ 5 Diop có thể đã được xếp vào mức độ nặng, có nguy cơ ảnh hưởng tới võng mạc. Khi đã được chẩn đoán xác định, cận thị chỉ có thể tăng độ hoặc giữ nguyên độ chứ không thể giảm độ được.
Cháu có thể sử dụng một số phương pháp giúp hạn chế quá trình tăng độ bao gồm dùng thuốc Atropine nồng độ thấp, sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K hoặc kính đa tròng. Ngoài ra, nếu đủ 18 tuổi và độ khúc xạ ổn định từ 01 năm trở lên, cháu có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật để khắc phục cận thị.
Trân trọng!
Câu hỏi được giải đáp bởi BS Đàm Văn Quý - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Chào bạn, với tình trạng đeo kính cận bị đau nhức mắt thì nguyên nhân hay gặp là do đeo kính sai số. Ngoài ra, mắt đau nhức có thể do các tình trạng viêm nhiễm tại mắt hoặc các bệnh lí khác của mắt. Bạn cần đến cơ sở khám mắt uy tín để thăm khám chính xác nhất tình trạng của mắt.
Trân trọng!
Chào bạn, với tình trạng đeo kính cận bị đau nhức mắt thì nguyên nhân hay gặp là do đeo kính sai số. Ngoài ra, mắt đau nhức có thể do các tình trạng viêm nhiễm tại mắt hoặc các bệnh lí khác của mắt. Bạn cần đến cơ sở khám mắt uy tín để thăm khám chính xác nhất tình trạng của mắt.
Trân trọng!
Câu hỏi được giải đáp bởi BS Nguyễn Thị Mai Phương - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Với các đặc điểm tính chất công việc cùng các triệu chứng bạn vừa nêu trên thì có thể mắt bạn đang gặp phải tình trạng mỏi điều tiết. Mắt bị mỏi do điều tiết xảy ra khi đôi mắt phải duy trì thị lực ở cự ly nhìn gần liên tục không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng này thường gặp với những đối tượng như: Học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng,…
Mỏi điều tiết có thể gây nên các triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức xung quanh hốc mắt, nhạy cảm ánh sáng, khô mắt hoặc có thể có đau đầu, chóng mặt.
Để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng do mỏi điều tiết bạn nên:
- Thực hiện quy tắc 20 - 20 - 20: Mỗi 20 phút nhìn gần thì nhìn xa trên 6m (tương đương 20 feet) trong 20 giây.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi không cần thiết
- Ngồi học và làm việc đúng tư thế: Khoảng cách mắt với màn hình khoảng 50 - 60cm, tầm màn hình thấp hơn mắt khoảng 10 - 20 cm, nên ngồi sao cho 2 tay song song với nền nhà, 2 chân vuông góc với mặt đất, thẳng lưng và giữ 2 vai cân bằng.
- Điều chỉnh ánh sáng nơi làm việc: Không quá yếu cũng không quá chói
- Sử dụng nước mắt nhân tạo & dung dịch nhỏ mắt có Vitamin B12 để giảm khô mắt và hỗ trợ điều tiết
- Đeo kính đúng số, chất lượng kính phải tốt như mắt kính đúng tâm, không bị trầy xước nhiều, không bị vân tay làm mờ bẩn mắt kính.
Nếu như bạn thực hiện các biện pháp trên mà không cải thiện triệu chứng thì bạn cần phải đi khám để các Bác sĩ Nhãn khoa và chuyên viên khúc xạ kiểm tra tổng quát các bệnh lí tại mắt cũng như khúc xạ và chất lượng kính mà bạn đang đeo để tư vấn cho bạn các biện pháp hiệu quả nhất.
Trân trọng!
Với các đặc điểm tính chất công việc cùng các triệu chứng bạn vừa nêu trên thì có thể mắt bạn đang gặp phải tình trạng mỏi điều tiết. Mắt bị mỏi do điều tiết xảy ra khi đôi mắt phải duy trì thị lực ở cự ly nhìn gần liên tục không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng này thường gặp với những đối tượng như: Học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng,…
Mỏi điều tiết có thể gây nên các triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức xung quanh hốc mắt, nhạy cảm ánh sáng, khô mắt hoặc có thể có đau đầu, chóng mặt.
Để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng do mỏi điều tiết bạn nên:
- Thực hiện quy tắc 20 - 20 - 20: Mỗi 20 phút nhìn gần thì nhìn xa trên 6m (tương đương 20 feet) trong 20 giây.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi không cần thiết
- Ngồi học và làm việc đúng tư thế: Khoảng cách mắt với màn hình khoảng 50 - 60cm, tầm màn hình thấp hơn mắt khoảng 10 - 20 cm, nên ngồi sao cho 2 tay song song với nền nhà, 2 chân vuông góc với mặt đất, thẳng lưng và giữ 2 vai cân bằng.
- Điều chỉnh ánh sáng nơi làm việc: Không quá yếu cũng không quá chói
- Sử dụng nước mắt nhân tạo & dung dịch nhỏ mắt có Vitamin B12 để giảm khô mắt và hỗ trợ điều tiết
- Đeo kính đúng số, chất lượng kính phải tốt như mắt kính đúng tâm, không bị trầy xước nhiều, không bị vân tay làm mờ bẩn mắt kính.
Nếu như bạn thực hiện các biện pháp trên mà không cải thiện triệu chứng thì bạn cần phải đi khám để các Bác sĩ Nhãn khoa và chuyên viên khúc xạ kiểm tra tổng quát các bệnh lí tại mắt cũng như khúc xạ và chất lượng kính mà bạn đang đeo để tư vấn cho bạn các biện pháp hiệu quả nhất.
Trân trọng!
Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Phạm Chu Long Gia - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Tình trạng thị lực không tương xứng với độ khúc xạ có thể do em bị rối loạn điều tiết hoặc có thêm các bệnh lý khác gây giảm thị lực. Trước tiên em cần hạn chế sử dụng thiết bị điện tử không cần thiết, thư giãn mắt theo quy tắc 20/20/20 (nhìn gần 20 phút, nhìn xa 20 feet (6m) tối thiểu 20 giây), tích cực tham gia hoạt động ngoài trời (>1,5h/ngày). Nếu tình trạng mắt vẫn không cải thiện, em nên tới Bệnh viện khám lại để tìm hiểu các nguyên nhân giảm thị lực khác.
Trân trọng!
Tình trạng thị lực không tương xứng với độ khúc xạ có thể do em bị rối loạn điều tiết hoặc có thêm các bệnh lý khác gây giảm thị lực. Trước tiên em cần hạn chế sử dụng thiết bị điện tử không cần thiết, thư giãn mắt theo quy tắc 20/20/20 (nhìn gần 20 phút, nhìn xa 20 feet (6m) tối thiểu 20 giây), tích cực tham gia hoạt động ngoài trời (>1,5h/ngày). Nếu tình trạng mắt vẫn không cải thiện, em nên tới Bệnh viện khám lại để tìm hiểu các nguyên nhân giảm thị lực khác.
Trân trọng!
Câu hỏi được giải đáp bởi TS.BS Trần Minh Hà - Giám đốc Chuyên môn, Bệnh viện Mắt Alina.
Với tình trạng bệnh lý của bạn thì có thể điều trị để hết đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục ra, thay bằng thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên do bạn đã bị bong võng mạc từ lâu nên dù có điều trị hết đục thủy tinh thể thì mắt cũng không nhìn được sáng rõ hơn, do màng thần kinh trong mắt đã bị tổn thương.
Do đó việc điều trị để hết đục thủy tinh thể sẽ chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ là giúp mắt không còn bị nốt trắng ở đồng tử. Ngoài ra bạn còn bị bệnh Glôcôm. Bệnh Glôcôm là một bệnh lý phức tạp có nhiều thể bệnh và nhiều phương pháp điều trị, nên bạn cần được thăm khám trực tiếp bởi Bác sĩ Nhãn khoa để biết được mình cần điều trị gì. Bệnh Glôcôm có thể bị ở cả hai mắt nên bạn nên đi khám sớm để bảo vệ thị lực bên mắt còn lại của mình nhé!
Trân trọng!
Với tình trạng bệnh lý của bạn thì có thể điều trị để hết đục thủy tinh thể bằng phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục ra, thay bằng thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên do bạn đã bị bong võng mạc từ lâu nên dù có điều trị hết đục thủy tinh thể thì mắt cũng không nhìn được sáng rõ hơn, do màng thần kinh trong mắt đã bị tổn thương.
Do đó việc điều trị để hết đục thủy tinh thể sẽ chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ là giúp mắt không còn bị nốt trắng ở đồng tử. Ngoài ra bạn còn bị bệnh Glôcôm. Bệnh Glôcôm là một bệnh lý phức tạp có nhiều thể bệnh và nhiều phương pháp điều trị, nên bạn cần được thăm khám trực tiếp bởi Bác sĩ Nhãn khoa để biết được mình cần điều trị gì. Bệnh Glôcôm có thể bị ở cả hai mắt nên bạn nên đi khám sớm để bảo vệ thị lực bên mắt còn lại của mình nhé!
Trân trọng!
Câu hỏi được giải đáp bởi TS.BS Trần Minh Hà - Giám đốc Chuyên môn, Bệnh viện Mắt Alina.
Cận 17 độ là một tình trạng cận thị rất cao và có thể gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và phục hồi cho cận thị mức độ này:
1. Kính đeo và kính áp tròng:
- Kính đeo hoặc kính áp tròng có thể điều chỉnh tầm nhìn và giúp bệnh nhân nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, với mức độ cận thị cao như vậy, kính có thể dày và nặng, gây khó chịu cho người dùng.
2. Phẫu thuật khúc xạ:
- Các phẫu thuật khúc xạ giác mạc (phẫu thuật khúc xạ bằng laser) thường không áp dụng cho cận thị quá cao như 17 độ do nguy cơ biến chứng.
- Phẫu thuật Phakic ICL (Đặt kính nội nhãn phakic): Đây là một lựa chọn tốt cho những người có cận thị cao. Kính nội nhãn được đặt vào mắt mà không cần loại bỏ thủy tinh thể tự nhiên. Loại phẫu thuật này có thể điều chỉnh mức độ cận thị cao tới 20 Diop.
- Phẫu thuật thay thủy tinh thể khúc xạ: Là một quy trình thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thủy tinh thể nhân tạo có độ cận phù hợp. Phương pháp này thường được áp dụng cho người lớn tuổi có cận thị kèm đục thủy tinh thể.
Điều quan trọng là bạn cần thăm khám và tư vấn với Bác sĩ Nhãn khoa để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố như độ dày giác mạc, cấu trúc giải phẫu của mắt và các yếu tố nguy cơ khác trước khi đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất.
Trân trọng!
Cận 17 độ là một tình trạng cận thị rất cao và có thể gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và phục hồi cho cận thị mức độ này:
1. Kính đeo và kính áp tròng:
- Kính đeo hoặc kính áp tròng có thể điều chỉnh tầm nhìn và giúp bệnh nhân nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, với mức độ cận thị cao như vậy, kính có thể dày và nặng, gây khó chịu cho người dùng.
2. Phẫu thuật khúc xạ:
- Các phẫu thuật khúc xạ giác mạc (phẫu thuật khúc xạ bằng laser) thường không áp dụng cho cận thị quá cao như 17 độ do nguy cơ biến chứng.
- Phẫu thuật Phakic ICL (Đặt kính nội nhãn phakic): Đây là một lựa chọn tốt cho những người có cận thị cao. Kính nội nhãn được đặt vào mắt mà không cần loại bỏ thủy tinh thể tự nhiên. Loại phẫu thuật này có thể điều chỉnh mức độ cận thị cao tới 20 Diop.
- Phẫu thuật thay thủy tinh thể khúc xạ: Là một quy trình thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thủy tinh thể nhân tạo có độ cận phù hợp. Phương pháp này thường được áp dụng cho người lớn tuổi có cận thị kèm đục thủy tinh thể.
Điều quan trọng là bạn cần thăm khám và tư vấn với Bác sĩ Nhãn khoa để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố như độ dày giác mạc, cấu trúc giải phẫu của mắt và các yếu tố nguy cơ khác trước khi đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất.
Trân trọng!