Mắt mờ sau khi đau mắt đỏ (viêm kết mạc) – Nguyên nhân và hướng điều trị
27/11/2024
Viêm kết mạc có thể do nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus hoặc các sinh vật khác và cũng có thể do dị ứng hoặc viêm.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thị Mai Phương, Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Trung tâm Mắt Vinmec – Alina đi vào tìm hiểm về tật loạn thị, cũng như nguyên nhân và cách điều trị.
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ hoặc hình ảnh nhìn bị méo. Nó có thể có ngay từ lúc mới sinh ra, hoặc có thể phát triển dần dần trong cuộc đời.
Loạn thị có thể xảy ra cùng với cận thị hoặc viễn thị và có thể dễ dàng chẩn đoán bằng kiểm tra mắt đơn giản.
Loạn thị thường là do giác mạc có hình dạng bất thường. Thay vì giác mạc có hình tròn đối xứng (giống như một quả bóng đá), nó có hình dạng giống quả trứng hơn (hoặc quả bóng bầu dục), với một kinh tuyến cong hơn đáng kể so với kinh tuyến vuông góc với nó. Điều này khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị. Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường
Loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, dù là trẻ nhỏ, học sinh hay người già. Những người làm việc, học tập trong điều kiện không đủ ánh sáng hoặc ánh sáng quá chói rất dễ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, nếu như mắt tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung trong khoảng thời gian dài, sẽ rất dễ suy giảm thị lực, mắc tật khúc xạ
Ngoài ra, các đối tượng nguy cơ cao có thể có loạn thị như:
Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị.
Tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Hầu hết những người bị loạn thị đều bị mờ mắt khi nhìn các vật ở gần và xa. Tuy nhiên, những người chỉ bị loạn thị nhẹ và không có vấn đề về thị lực nào khác có thể không có triệu chứng.
Các triệu chứng loạn thị có thể bao gồm:
Khám mắt kỹ lưỡng và toàn diện sẽ giúp các bác sĩ xác định được tật loạn thị cũng như phát hiện ra các vấn đề khác. Một số kiểm tra có thể được thực hiện như:
Vì loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài, nên bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng. Hãy đến bệnh viện kiểm tra mắt ngay nếu người bệnh cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi thị lực nào.
Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để giúp tăng thị lực và tránh gây nhược thị đặc biệt ở trẻ nhỏ. Các biện pháp điều trị phổ biến:
Nếu bạn bị loạn thị, bạn có rất nhiều lựa chọn để khắc phục vấn đề về thị lực của mình. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, bạn có thể chọn phương pháp điều trị đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thị giác và lối sống của mình.
Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.