Liên hệ tư vấn

Mộng thịt tái phát và phương pháp điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI Nguyễn Thị Thu Hương, Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện Mắt Alina.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, người lao động trong các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời còn khá cao. Do vậy mộng thịt cũng là bệnh mắt khá phổ biến ở Việt nam.

Hãy cùng Bệnh viện Mắt Alina tìm hiểu về bệnh lý mộng thịt, mộng thịt tái phát và phương pháp điều trị mộng thịt tiên tiến nhất hiện nay.

Ben1716532455 8367

Mộng thịt tại mắt

1. Mộng thịt là gì?

Mộng thịt là sự phát triển bất thường của biểu mô và mô sợi mạch máu xâm lấn về phía giác mạc. Suy giảm thị lực, loạn thị và viêm tái phát là những biến chứng thường gặp. Điều trị mộng thịt chủ yếu là phẫu thuật. Tuy nhiên, vấn đề chính trong quản lý bệnh mộng thịt là tình trạng tái phát (thường xảy ra trong vòng 3 – 12 tháng sau phẫu thuật mộng nguyên phát) là thách thức trong việc phòng ngừa và điều trị.

2. Yếu tố nguy cơ gây tái phát mộng thịt

  • Kiểm soát không hoàn toàn tình trạng viêm sau phẫu thuật
  • Các kỹ thuật phẫu thuật như khâu quá kỹ, bóc tách ngoại biên không đủ, kích thước mảnh ghép kết mạc không đủ, mảnh ghép kết mạc dày còn sót lại mô mộng và hiện tượng rút mảnh ghép sau phẫu thuật do cố định không đúng cách được coi là những yếu tố nguy cơ có thể tái phát.
  • Tuổi trẻ
  • Kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật
  • Mức độ hình thái mộng,
  • Mộng nguyên phát có mạch máu dày đặc
  • Chủng tộc da đen

Ngoài ra, cơ chế bệnh sinh chính xác của tái phát vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học cơ bản đã chỉ ra rằng những thay đổi trong tế bào gốc vùng rìa và nguyên bào sợi có vai trò trong việc hình thành mộng thịt và sinh bệnh học.

Ben1716532455 274

Yếu tố nguy cơ gây tái phát mộng thịt

3. Phòng ngừa mộng thịt tái phát

Các biện pháp phòng ngừa mộng thịt tái phát tương tự với các khuyến nghị để tránh sự phát triển của bệnh mộng thịt nguyên phát như tránh  ánh nắng, gió và bụi, đeo kính râm và đội mũ bảo vệ tia UV.

Ngoài ra, nhiễm Demodex ở mắt gần đây đã được xác định là một yếu tố nguy cơ bị bỏ qua đối với tình trạng tái phát bệnh mộng thịt. Vì vậy, kiểm soát tình trạng viêm do demodicosis mắt gây ra trước và sau phẫu thuật là một điều quan trọng để giảm tỷ lệ  tái phát.

Bên cạnh đó, những cân nhắc về phương pháp phẫu thuật trong ca phẫu thuật mộng nguyên phát đầu tiên có giá trị tiên lượng về tỷ lệ tái phát.

4. Điều trị mộng thịt tái phát

Điều trị không phẫu thuật: Hạn chế các yếu tố nguy cơ tái phát mộng thịt sau phẫu thuật mộng nguyên phát

  • Tuân thủ nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau phẫu thuật mộng nguyên phát
  • Đeo kính râm để bảo vệ khỏi ánh nắng và gió, tia cực tím,…
  • Giữ vệ sinh sạch mí mắt, điều trị ổn định tình trạng viêm bờ mi nếu có
  • Ngăn ngừa khô mắt bằng cách điều chỉnh thói quen sử dụng mắt với các thiết bị điện tử và duy trì nước mắt nhân tạo

Phẫu thuật mộng thịt tái phát: Lựa chọn phương pháp phẫu thuật mộng có tỉ lệ tái phát thấp như phẫu thuật cắt mộng ghép kết mạc tự thân hoặc phẫu thuật cắt mộng ghép màng ối để hạn chế tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật.

  • Ghép kết mạc tự thân: Trong kỹ thuật này, một mảnh mô kết mạc khỏe mạnh được lấy từ một phần khác của mắt bệnh nhân và được sử dụng để thay thế cho mộng thịt bị cắt bỏ.
  • Ghép màng ối: Trong kỹ thuật này, màng ối được lấy từ nhau thai hiến tặng sẽ được sử dụng để che phủ khu vực đã cắt bỏ mộng thịt. Điều này giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm nguy cơ tái phát.

Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số kỹ thuật bổ sung để tăng cường ngăn ngừa tái phát như:

  • Áp MMC (Mitomycin C) trong khi phẫu thuật
  • Tiêm 5-FU (5-Fluorouracil) sau phẫu thuật
  • Tiêm Anti-VEGF (Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu) sau phẫu thuật
  • Sử dụng keo sinh học
  • Chiếu xạ beta, liệu pháp laser, liệu pháp quang động,cyclosporin A,…

Duc1693366765 1059

Điều trị mộng thịt tái phát

5. Quy trình phẫu thuật mộng thịt tái phát

Quy trình phẫu thuật điều trị mộng thịt tái phát thường bao gồm các bước sau:

  • Gây mê: Bệnh nhân được gây tê cục bộ để làm tê vùng xung quanh mắt. Trong một số trường hợp, gây mê toàn thân có thể được sử dụng.
  • Cắt bỏ mộng thịt: Bác sĩ phẫu thuật cẩn thận bóc tách, bộc lộ và loại bỏ mô mộng ra khỏi giác mạc và củng mạc bên dưới.
  • Dùng MMC (Mitomycin C) nếu cần
  • Ghép kết mạc tự thân hoặc ghép màng ối
  • Khâu mảnh ghép hoặc dùng keo sinh học để gắn mảnh ghép.
  • Kiểm tra lần cuối
  • Băng mắt

Để nhận biết chính xác tình trạng mắt và phương pháp điều trị phù hợp, quý khách vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan