Dấu hiệu nhận biết mắt tăng độ cận thị
27/11/2024
Cận thị có thể phát triển dần dần hoặc nhanh chóng, thường trở nên tồi tệ hơn trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Do đó, cần theo dõi và nhận biết tăng độ cận thị.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thị Mai Phương, Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina
Tắc lệ đạo là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối thông giữa mắt xuống mũi. Là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải. Tắc lệ đạo có thể ở một hoặc hai bên mắt của trẻ.
Trẻ bị tắc lệ đạo thường có một số dấu hiệu sau:
Nguyên nhân tắc lệ đạo ở trẻ em có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Bất kỳ một nguyên nhân nào làm cản trở sự lưu thông nước mắt từ mắt xuống mũi đều gây ra tình trạng tắc lệ đạo ở trẻ em. Một số nguyên nhân phổ biến như:
Dựa vào biểu hiện trên lâm sàng mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đánh giá mức độ tắc lệ đạo ở bệnh nhi:
Tắc lệ đạo không phải bệnh hiếm gặp, cũng không quá phức tạp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm mủ túi lệ mãn gây viêm kết mạc, viêm giác mạc; gây áp xe túi lệ thậm chí gây viêm tổ chức hốc mắt; gây dò túi lệ (trong trường hợp axpe vỡ).
Tùy nguyên nhân và độ tuổi: Nếu không có điểm lệ và dò màng ngăn ở điểm lệ thì có thể rạch làm thông lệ đạo. Nếu nguyên nhân do rò túi lệ thì điều trị bằng phẫu thuật đóng lỗ rò. Nếu nguyên nhân do tắc ống lệ mũi bẩm sinh thì tùy theo độ tuổi của trẻ mà có chỉ định điều trị phù hợp.
Trẻ tắc lệ đạo trước 3 tháng tuổi: day (mát – xa) vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi rất cao trong thời gian này. Vệ sinh mí bằng nước muối sinh lý, sử dụng kháng sinh và kháng viêm nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm như ra rỉ mắt nhiều,…
Từ 3 đến 8 tháng tuổi: Có thể bơm thông lệ đạo hoặc tra thuốc và day vùng túi lệ tùy theo yêu cầu của bố mẹ bệnh nhân và tình trạng biến chứng hoặc tiến triển của bệnh
Sau 8 tháng tuổi: Nên thông lệ đạo vì tỷ lệ tự khỏi của bệnh đã giảm xuống dưới 50%. Trước khi thông lệ đạo, trẻ sẽ được làm vệ sinh mắt để lấy hết ghèn gỉ. Dùng một ống nhỏ linh hoạt luồn vào bên trong lệ đạo bị tắc để thông. Gia đình cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc bé để sau khi thông lệ đạo không bị tắc trở lại. Việc thông lệ đạo không gây nguy hiểm gì đến mắt của trẻ. Biến chứng hay gặp nhất là que thông đi lạc đường gây tổn thương lệ quản hoặc trẻ sặc nước khi bơm kiểm tra đường lệ sau khi thông.
Sau 1 năm tuổi: Thông lệ đạo vẫn có thể không giải quyết được tình trạng tắc, trẻ nên được phẫu thuật nối thông túi lệ – mũi.
Lưu ý: Trong thời gian trẻ được phát hiện có tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé. Có thể dùng bông y tế thấm nước đun sôi để nguội (hoặc dùng nước muối sinh lý) nhẹ nhàng lau mắt cho bé 3-5 lần/ngày để lấy hết ghèn bám quanh mắt. Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.
Theo dõi con yêu hàng ngày để phát hiện những bất thường về sức khỏe của con là điều cha mẹ thật sự cần lưu ý. Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh tắc lệ đạo, Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.