Liên hệ tư vấn

Phòng tránh và điều trị đau mắt đỏ an toàn ở mẹ có thai và cho con bú

Dau Mat Do Phu Nu Co Thai 1
healthy pregnancy. Side view pregnant woman with big belly advanced pregnancy in hands. Banner copyspace for text. Elegant mother waiting baby

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI Nguyễn Thị Thu Hương, Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ và viêm kết mạc được biết đến là bệnh thường xảy ra vào mùa xuân hè do virus nhóm Adeno gây ra. Bệnh có thể xảy ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Nguyên nhân là do khi mang thai và thời kỳ cho con bú hệ miễn dịch thường suy yếu, nội tiết tố nữ thay đổi nên rất bị nhiễm virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.

 

2. Triệu chứng đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai và cho con bú

Tuỳ vào tác nhân gây bệnh mà biểu hiện của viêm kết mạc (đau mắt đỏ) sẽ khác nhau:

Đau mắt đỏ do virus:

  • Kết mạc đỏ;
  • Mắt bị ngứa, chảy nước mắt và cộm mắt;
  • Phù mi và xuất hiện giả mạc tại mắt;
  • Những triệu chứng kèm theo: Ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng và nổi hạch;
  • Biến chứng của viêm kết mạc: Chói mắt, giảm thị lực và thâm nhiễm giác mạc.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn:

  • Gỉ mắt màu xanh hoặc vàng dính ở 2 bờ mí khi ngủ dậy;
  • Ngứa và chảy nước mắt;
  • Kết mạc mắt đỏ;
  • Viêm loét giác mạc nặng, giảm thị lực không thể phục hồi.

Đau mắt đỏ do dị ứng:

  • Bệnh thường xuất hiện theo mùa và hay tái phát;
  • Ngứa và chảy nước mắt nhiều;
  • Thường kèm viêm mũi dị ứng.

Đau mắt đỏ do môi trường:

  • Dị ứng theo mùa, dị ứng bụi hay nấm mốc, lông thú cưng có thể gây viêm mắt và mắt đỏ.
  • Triệu chứng gây ra thường không quá nghiêm trọng, chủ yếu là hiện tượng cộm xốn, ngứa hoặc chảy nước mắt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn.
A Mother Living At Home With Her Baby
A mother living at home with her baby

3. Điều trị đau mắt đỏ cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Đau mắt đỏ là bệnh mắt cấp tính, dễ lây lan nhưng ít ảnh hưởng đến tính mạng, chủ yếu gây phiền toái cho đời sống, sinh hoạt và học tập hàng ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Điều trị đau mắt đỏ thường dựa vào nguyên nhân để giải quyết triệt để vấn đề gây ra bệnh, cụ thể như sau:

  • Do virus: Bệnh thường tự khỏi sau một vài ngày, nếu quá phù nề có thể chườm đá lạnh để làm giảm phù nề, nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo thường xuyên để làm sạch và bảo vệ mắt.
  • Do vi khuẩn: Có thể gây tổn thương mắt nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh có thể được kê thêm toa thuốc kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt để điều trị bệnh và giảm các triệu chứng.
  • Do dị ứng (bụi, phấn hoa, mỹ phẩm,…): Bệnh thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng, có thể kê thuốc chống dị ứng, nước mắt nhân tạo phù hợp để làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

4. Phòng ngừa đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Không sử dụng chung khăn mặt hoặc các vật dụng cá nhân với người khác.
  • Phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ vẫn thực hiện cho con bú bình thường nhưng trong quá trình cho con bú hãy đeo thêm khẩu trang và sử dụng kính mắt để khi tiếp xúc gần với trẻ hạn chế được tối đa xảy ra tình trạng lây nhiễm bệnh.
  • Ngoài ra, khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, mẹ có thể sử dụng máy vắt sữa để hỗ trợ vắt sữa trực tiếp ra cho trẻ và nhờ bố hoặc người thân, gia đình ti hộ cho trẻ. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc của mẹ đối với trẻ một cách an toàn và tốt nhất.
  • Không dụi mắt, cần che miệng và mũi khi hắt hơi.
  • Đeo kính râm hoặc dụng cụ bảo vệ mắt để ngăn ngừa bụi bẩn và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng giúp đôi mắt dễ chịu hơn.
Dau Mat Do Phu Nu Co Thai 3
Attractive pregnant girl stand indoors in living room and touching and stroking baby in the womb with happiness and love in house.

Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày, đặc biệt là khi tiếp xúc với người bệnh.

  • Không đeo kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ và  cần được khám và tư vấn kỹ càng bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Cần sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi ra đường hoặc làm việc ở môi trường  khói bụi, hóa chất,…
  • Tăng cường bổ sung vitamin cần thiết cho mắt như: Vitamin A, C, E,…

5. Một số lưu ý khi bị đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai và cho con bú

Đau mắt đỏ thường có thể khỏi và không để lại biến chứng nặng. Do vậy, mẹ bầu và phụ nữ cho con bú cần tuyệt đối không tự sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì làm tăng nguy cơ kéo dài và làm bệnh trầm trọng hơn. Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện chuyên khoa Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan