Sụp mi là sự sa xuống của mi trên thấp hơn so với vị trí bình thường, làm che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng đến chức năng thị giác. Bình thường bờ mi trên phủ rìa che qua vùng cực trên của giác mạc phía trên khoảng 1 – 2mm, khi vượt quá giới hạn đó, là hiện tượng sụp mi.
2. Nguyên nhân gây ra sụp mi
Sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50-70% các trường hợp sụp mi, gồm sụp mi bẩm sinh đơn thuần, sụp mi bẩm sinh phối hợp.
Sụp mi mắt có thể gặp do liệt dây thần kinh III do hội chứng khe giơi do hội chứng đỉnh hốc mắt, do hội chứng xoang hang, sụp mí do bệnh nhược cơ, sụp mí do cân cơ, sụp mí sau chấn thương, sụp mi do u mi, sụp mí sau bỏng….
Sụp mi bẩm sinh chiếm khoảng 50-70%
3. Triệu chứng của sụp mi
Mi mắt trên sa trễ che lấp tầm nhìn
Hai mắt bất cân xứng do một mắt có vùng mí che lấp đồng tử
Mắt bị lão hóa không rõ nếp mí trên kèm theo bọng mỡ mắt
4. Ảnh hưởng của sụp mi
Làm giảm chức năng thị giác đặc biệt là ở trẻ em, có thể bị nhược thị do tầm nhìn bị che lấp, mắt có thể bị lé/ lác, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt và ảnh hưởng đến chức năng thị giác và công việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Viêm loét giác mạc do hở mi, đây là một biến chứng nặng cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
5. Sụp mi được khám và chẩn đoán như thế nào?
Trong sụp mi bẩm sinh cần xác định tiền sử của gia đình, dị dạng mi và hốc mắt, chấn thương sản khoa.
Khi thăm khám cần xem sụp mi ở một hay hai bên, mức độ sụp mi, chức năng cơ nâng mi và các dấu hiệu kèm theo.
Phải điều trị sụp mi theo nguyên nhân gây bệnh.
Điều đặc biệt quan trọng là ở trẻ em, nếu sụp mi bờ mi trên đã che qua đồng tử của bệnh nhân, cần phải điều trị sớm, đề phòng nhược thị.
6. Điều trị sụp mi
Dựa vào từng trường hợp và chức năng cơ nâng mi trên, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Nếu chức năng cơ nâng mi trên yếu, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật treo mi trên vào cơ trán bằng các nhiên liệu như silicon, farcialata, dây treo sinh học…
Nếu chức năng cơ nâng mi trên tốt hoặc trung bình, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm phẫu thuật cắt ngắn cơ nâng mi trên.
Đây là 2 nhóm phẫu thuật đang được dùng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Một số lời khuyên của bác sĩ khi sụp mi
Không chỉ về mặt thẩm mỹ, giúp gương mặt thêm hài hoà, phẫu thuật tạo hình mi mắt mang lại nhiều đổi mới tích cực, bao gồm tăng trường thị giác và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua cải thiện các triệu chứng đau đầu và vấn đề thị lực.
Phẫu thuật sụp mi là một tiểu phẫu thuật, tuy nhiên để đạt được hiệu quả thẩm mỹ, bệnh nhân cần chọn mặt gửi vàng, đòi hỏi kỹ thuật tay nghề của bác sĩ chuyên môn cao và tay nghề tốt, định lượng được khả năng thay đổi cho mi mắt tự nhiên để tạo ra một đôi mắt đẹp, cân đối, hài hoà với gương mặt.
Giác mạc hình chóp (Keratoconus) là tình trạng phần giác mạc của mắt (phần trong suốt nằm ở phía trước mắt) trở nên mỏng hơn và dần dần lồi về phía trước tạo thành hình chóp.
Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, laptop,… khiến mắt dễ bị mỏi, khô và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh về thị lực.