Tắc lệ đạo có nguy hiểm không?
1. Tắc lệ đạo là gì?
Tắc lệ đạo (hay tắc ống lệ) là sự nghẽn hoàn toàn đường dẫn lưu nước mắt sinh lý từ kết mạc sang khoang mũi. Nước mắt không được xuống mũi như bình thường sẽ gây ra tình trạng chảy nước mắt thường xuyên. Tắc lệ đạo là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam.

Tắc lệ đạo tạo cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây các biến chứng như viêm túi lệ cấp tính hoặc mãn tính, viêm kết mạc, viêm giác mạc tái phát, giảm thị lực,...

Tắc lệ đạo (hay tắc ống lệ) là sự nghẽn hoàn toàn đường dẫn lưu nước mắt sinh lý từ túi lệ sang khoang mũi
2. Nguyên nhân gây ra tắc lệ đạo
Bất kỳ một nguyên nhân nào làm cản trở sự lưu thông nước mắt từ mắt xuống mũi đều gây ra tình trạng tắc lệ đạo. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
- Tắc lệ đạo bẩm sinh: do cấu trúc giải phẫu lệ đạo hoặc vùng mũi bất thường (van Hasner không mở, lệch vách ngăn, biến dạng cuốn mũi,...)
- Chấn thương, sang chấn sau chấn thương, bỏng hoặc tai biến của các phẫu thuật, thủ thuật thẩm mỹ vùng mặt gây tổn thương lệ đạo.
- Quá trình viêm mạn tính do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm,...) hoặc bệnh tự miễn dẫn tới xơ chít các bộ phận của lệ đạo
- Khối u hoặc sỏi ở đường lệ cũng có thể gây cản trở dẫn lưu nước mắt
3. Triệu chứng của tắc lệ đạo
Triệu chứng điển hình của tắc lệ đạo là chảy nước mắt liên tục, tự nhiên, ngoài ra tắc nghẽn kéo dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc, viêm túi lệ. Các triệu chứng của viêm bao gồm:
- Chảy dử mắt (xuất tiết), đóng vảy ở lông mi, có thể thấy nhầy, mủ, sỏi chảy ra khi ấn vào vùng góc trong;
- Cộm, cảm giác nóng rát trong và quanh mắt;
- Đau nhức vùng góc trong, lan ra hốc mắt;
- Điểm lệ sưng đỏ, giai đoạn cấp có thể sưng nề toàn bộ góc trong mắt;
- Đỏ mắt, tập trung ở góc trong, trường hợp nặng có thể kết hợp gây viêm tổ chức hốc mắt (gây đau, sưng nề hốc mắt, lồi mắt,…).
4. Ai là người có thể mắc tắc lệ đạo?
Bệnh tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó hay gặp ở hai nhóm tuổi chính là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (tắc lệ đạo bẩm sinh) và người cao tuổi. Ở người cao tuổi, tắc lệ đạo ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
5. Tắc lệ đạo được khám và điều trị như thế nào?

Để đánh giá hệ thống lệ đạo, bác sỹ nhãn khoa có thể thực hiện một số phương pháp khám bao gồm:
- Khám mắt bằng kính sinh hiển vi để đánh giá lỗ lệ, kết mạc, tình trạng viêm và khô mắt
- Ấn mủ túi lệ để đánh giá viêm túi lệ
- Thăm dò lệ đạo và nhận định khả năng thoái nước của lệ đạo bằng que bơm
- Thực hiện các test khô mắt
Hiện nay, hệ thông bệnh viện Mắt Alina có nhiều phương pháp điều trị tắc lệ đạo như sau:
- Bơm rửa lệ đạo
- Bơm thông lệ đạo
- Phẫu thuật mở rộng điểm lệ - đặt ống nong điểm lệ
- Phẫu thuật đặt ống Silicon lệ quản - ống lệ mũi
Một số lời khuyên của bác sỹ khi bị tắc lệ đạo
Tắc lệ đạo gây ra biểu hiện khó chịu cho người bệnh như chảy nước mắt thường xuyên và có thể gây biến chứng nặng như viêm mủ túi lệ. Bởi vậy người bệnh nên đến khám chuyên khoa mắt sớm để có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.