Liên hệ tư vấn

Trẻ nháy mắt, chớp mắt nhiều có nguy hiểm không và cách khắc phục

Nháy mắt là một phản xạ tự nhiên giúp bảo vệ đôi mắt khỏi khô mắt, ánh sáng chói và vật lạ. Khi chớp mắt, nước mắt của bạn sẽ lan ra xung quanh giúp điều chỉnh lớp màng nước mắt trên mắt, lớp màng này có tác dụng nuôi dưỡng và làm sạch bề mặt mắt. Tuy nhiên nếu trẻ nháy mắt, chớp mắt liên tục có thể là dấu hiệu của các vấn đề về mắt. Hãy cùng Bệnh viện chuyên khoa mắt Alina tìm hiểu hiện tượng trẻ nháy mắt nhiều, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa nhé. 

Hiện tượng nháy mắt ở trẻ do đâu

Thông thường, mắt của chúng ta nháy khoảng 12 làn mỗi phút và mỗi lần nháy kéo dài khoảng 0.5s. Trẻ sơ sinh thường chớp mắt với tốc độ 2 lần mỗi phút. Tốc độ này tăng lên 14-17 lần mỗi phút ở tuổi vị thành niên và duy trì này trong suốt cuộc đời. Thực tế, nháy mắt không phải lúc nào cũng là điều đáng lo ngại. Ví dụ, khi mắt hoạt động liên tục trong thời gian dài và gây mỏi. Hay trong khi môi trường xung quanh gây ra những tác động bất ngờ vào các sợi cơ vòng trong mí mắt. Lúc đó, sẽ xảy ra hiện tượng co cơ và kích thích nháy mắt. 

Hiện tượng nháy mắt ở trẻ em

Hiện tượng nháy mắt ở trẻ

Nguyên nhân trẻ nháy mắt liên tục

Trẻ nháy mắt do thói quen

Trẻ nháy mắt liên tục có thể do bắt chước theo hành động của người lớn.

Hội chứng rối loạn Tic

Tics được định nghĩa là các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có nhịp điệu hay mục đích cụ thể, thường đi kèm với âm thanh hoặc giọng nói. Đa số trẻ em mắc phải có thể gặp phải tình trạng rối loạn này ở các cơ mặt, dẫn tới nháy mắt liên hồi.

Rối loạn tic thường xuất hiện ở trẻ từ 7 đến 9 tuổi, với tỷ lệ cao hơn ở trẻ nam so với trẻ nữ lên đến 3 lần. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do các tác nhân bên ngoài như hoá chất, một số loại thuốc hoặc rối loạn động mạch kinh niên. Ngoài ra, trẻ nháy mắt liên tục cũng do ảnh hưởng xem thiết bị điện tử trong thời gian dài. 

Các bệnh lý về mắt

  • Một số bệnh lý về mắt: Các bệnh lý viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm mi mắt có thể gây ra tổn thương cho mắt. Sự kích ứng và viêm có thể làm cho trẻ nháy mắt quá mức. 
  • Sử dụng các thiết bị điện tử: Việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính hoặc xem TV quá lâu có thể gây mỏi mắt, khô mắt cho trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ nháy mắt liên tục. 
  • Tật khúc xạ, nhất là cận thị: Cận thị là một tật khúc xạ khiến trẻ nhìn xa mờ, nhìn gần rõ. Vì vậy, khi nhìn các vật ở xa trẻ thường sẽ không nhìn rõ nên buộc phải nheo mắt hoặc nháy mắt để có thể nhìn rõ hơn.

Nháy mắt liên tục do các bệnh lý tại mắt

                                                    Nháy mắt liên tục do các bệnh lý tại mắt                                                              

Phương pháp chẩn đoán bệnh khi trẻ nháy mắt

Để chẩn đoán tình trạng nheo mắt, chớp mắt nhiều khi xem tivi hoặc đọc sách của con, cha mẹ nên đưa con đến chuyên gia mắt để được kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt theo các bước sau:

  • Kiểm tra thị lực, khúc xạ cho trẻ để xác định trẻ có mắc tật khúc xạ không. Các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp đặc biệt như kiểm tra động tác mắt, để phát hiện bất thường trong thị giác của bé. 
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt của nhãn cầu. Mục đích để xem xét có tổn thương nào ở phần giác mạc và phần trước nhãn cầu hay không.

Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em như thế nào?

Đối với trẻ em nháy mắt do thói quen

Giúp trẻ thư giãn và tránh căng thẳng: 

  • Nếu trẻ nháy mắt liên tục và nhiều do căng thẳng, lo lắng hoặc mệt mỏi, cha mẹ nên giảm bớt nguyên nhân gây stress, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Bên cạnh đó, massage mắt cũng là một trong phương pháp giúp giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả. 
  • Cho trẻ tập trung vào những việc khác.
  • Khi thấy trẻ nháy mắt, phụ huynh nên tạo ra các hoạt động khác để trẻ tập trung vào, giảm bớt sự chú ý trẻ đối với hành vi nháy mắt.
  • Tăng cường độ ẩm cho mắt. 
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày có đủ các chất như: vitamin A, omega-3.
  • Hạn chế thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và tivi để tránh tình trạng khô mắt trở nên nghiêm trọng hơn khiến trẻ nháy mắt liên tục càng tăng

Đối với trẻ nháy do bệnh lý

  • Nếu nháy mắt là một triệu chứng của các bệnh lý như vấn đề về thần kinh, viêm mắt, thiếu máu hoặc căng thẳng, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị là rất quan trọng.
  • Trong trường hợp nháy mắt là do vấn đề cơ học, phẫu thuật có thể được đề xuất điều trị.
  • Khắc phục các vấn đề về mắt.
  • Trường hợp trong mắt trẻ có dị vật hoặc xuất hiện tình trạng quặm mi. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và loại bỏ.
  • Trường hợp trẻ bị tật khúc xạ như cận thị, loạn thị kèm theo nháy mắt, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách chữa tật nháy mắt cho trẻ em

Cách chữa tật nháy mắt cho trẻ em   

Cách phòng ngừa trẻ nháy mắt liên tục

Để phòng ngừa và hạn chế tật nháy mắt ở trẻ, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử, tăng cường hoạt động ngoài trời tối thiểu 2h/ngày.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt có chứa DHA/EPA, vitamin A/VITAMIN E.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc.
  • Không cho trẻ sử dụng các chất kích thích.
  • Cho trẻ khám mắt định kỳ 6-12 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh về mắt và đưa ra cách xử lý phù hợp. 

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ nháy mắt, chớp mắt nhiều và cách chữa trị, phòng ngừa tật nháy mắt ở trẻ. Nếu trẻ nheo mắt, chớp mắt nhiều hoặc có bất cứ những biểu hiện bất thường nào khác, cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại Bệnh viện Mắt Alina để được tư vấn, điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan