Liên hệ tư vấn

Viêm loét giác mạc là gì? Điều trị viêm loét giác mạc như thế nào?

Giác mạc là lớp bảo vệ bên ngoài trong suốt của mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật và cũng có vai trò quan trọng đối với thị lực. Một loạt các bệnh và rối loạn có thể ảnh hưởng đến giác mạc. Ngay cả những kích ứng mắt dường như nhỏ cũng có thể dẫn đến viêm, loét giác mạc. 

Viêm loét giác mạc là gì?

Viêm loét giác mạc là tình trạng khi bề mặt giác mạc bị tổn thương và nhiễm trùng. Giác mạc bị tổn thương, hoại tử để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn cầu, thậm chí là mất toàn bộ thị lực. Đây là một bệnh khá phổ biến và vô cùng nguy hiểm. 

Viêm loét giác mạc là tình trạng khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng

Viêm loét giác mạc là tình trạng khi giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng

Nguyên nhân gây ra viêm loét giác mạc

Nguyên nhân thường gặp bao gồm: 

  • Nhiễm trùng: Do vi khuẩn, virus (Herpes), nấm, hoặc ký sinh trùng (Acanthamoeba). 
  • Chấn thương mắt: Do bụi bẩn, móng tay, nhánh cây hoặc hóa chất. 
  • Khô mắt nặng: Làm giác mạc dễ bị tổn thương. 
  • Đeo kính áp tròng không đúng cách: Dễ nhiễm trùng nếu vệ sinh kém. 
  • Bệnh lý nền: Tiểu đường, suy giảm miễn dịch, hoặc dùng corticoid kéo dài. 

Triệu chứng của viêm loét giác mạc

  • Mi sưng nề, co quắp mi 
  • Khó mở mắt, cảm giác như có dị vật trong mắt 
  • Nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng 
  • Đau nhức, đỏ mắt 
  • Chảy nước mắt, chảy mủ từ mắt 
  • Giác mạc mất đi độ bóng, trở nên gồ ghề, đục do viêm nhiễm 
  • Xuất hiện đốm trắng hoặc màu xám trên giác mạc, thường là ở vùng trung tâm 
  • Mạch máu kết mạc sâu cương tụ đỏ quanh vùng giác mạc 

Có một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi dành cho khám mắt. Vậy nên, khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị kịp thời tránh những tình trạng xấu có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này. 

Ảnh hưởng của viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc có thể gây đau đớn và có thể tạm thời ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Trong nhiều trường hợp, nó có thể dẫn đến các biến chứng có thể làm mất thị lực của bạn, do đó điều trị sớm là điều cần thiết. 

Ai là người có thể mắc viêm loét giác mạc?

Viêm loét giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Các đối tượng có nguy cơ cao có thể bị viêm loét giác mạc: 

  • Người sử dụng kính áp tròng 
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu Vitamin A 
  • Người lao động ở các môi trường có nhiều khói, bụi, dị vật 
  • Người sống ở môi trường vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo 
  • Người hay dụi mắt, không có thói quen rửa tay trước khi chạm vào mắt 

Điều trị viêm loét giác mạc

Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương giác mạc. 

Điều trị bằng thuốc (Giai đoạn sớm) 

  • Thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm: Dùng theo nguyên nhân gây bệnh. 
  • Nước mắt nhân tạo: Giữ ẩm và bảo vệ giác mạc. 
  • Thuốc giãn đồng tử (Atropin, Cyclopentolate): Giảm đau và ngăn biến chứng co giật cơ mi. 
  • Không tự ý dùng thuốc nhỏ có corticoid, vì có thể làm bệnh nặng hơn. 

Can thiệp phẫu thuật (Nếu tổn thương nặng) 

  • Gọt giác mạc: Loại bỏ mô nhiễm trùng, giúp giác mạc lành nhanh hơn. 
  • Tiêm thuốc vào nhu mô giác mạc 
  • Ghép giác mạc: Khi loét sâu gây sẹo ảnh hưởng thị lực. 

Điều trị viêm loét giác mạc

Điều trị viêm loét giác mạc

Một số lời khuyên của bác sĩ khi viêm loét giác mạc:

Người bệnh cần vệ sinh mắt hàng ngày bằng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng, sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng, không được dụi mắt khi có thấy khó chịu vì bụi bẩn có thể gây xước giác mạc, và thường xuyên đeo kính bảo vệ khi đi ra đường. Cần chú ý dinh dưỡng và uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin A nhằm cải thiện viêm loét giác mạc. 

Bài viết liên quan