Đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa? Dấu hiệu của đục thủy tinh thể
27/11/2024
Đục thể thuỷ tinh là nguyên nhân gây mù loà phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 25 đến 50 triệu người trên toàn cầu có thị lực dưới 1/20 là do đục thể thuỷ tinh.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Phương – Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Viêm giác mạc do virus herpes là một bệnh lý nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt, thậm chí có thể làm giảm thị lực và dẫn đến mù lòa. Hãy cùng Bệnh viện Mắt Alina tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc do Virus Herpes trong bài viết này nhé!
Viêm giác mạc do virus herpes
Viêm giác mạc do Herpes simplex là một tình trạng nhiễm trùng phổ biến và có khả năng gây mù do nhiễm trùng giác mạc tái phát do virus Herpes Simplex (HSV). Virus này lây truyền phổ biến nhất qua giọt bắn hoặc ít thường xuyên hơn bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường xảy ra ở một mắt, hiếm khi có thể xảy ra ở hai bên mắt. Viêm giác mạc thường biểu hiện bằng viêm chấm nông li ti ở giác mạc, có thể thoáng qua rồi khỏi. Tuy nhiên một số người bệnh các chấm viêm có thể nặng lên thành ổ loét giác mạc ,điều trị khó khăn, bệnh hay tái phát và để lại di chứng (sẹo giác mạc). Virus herpes simplex gây nhiễm trùng mắt liên quan đến kết mạc, giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể và võng mạc.
Nguyên nhân của bệnh là do virus Herpes có tên khoa học là Herpes Simplex virus (HSV), thuộc họ Herpes Viridae.
Herpes có 2 type: HSV-1 thường là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng ở vùng miệng, môi và mắt và HSV-2 ở vùng sinh dục. Tuy nhiên, có trường hợp HSV-2 gây bệnh ở mắt do mắt bị nhiễm dịch tiết đường sinh dục (đặc biệt ở trẻ sơ sinh) nhưng rất hiếm gặp.
Nhiễm HSV tiên phát xảy ra sau khi tiêm chủng do tiếp xúc trực tiếp với bề mặt niêm mạc hoặc da, có thể không biểu hiện lâm sàng và không được chú ý. Sau lần nhiễm trùng đầu tiên, virus trở nên tiềm ẩn, di chuyển đến hạch thần kinh thông qua các rễ cảm giác và tồn tại ở đó suốt cuộc đời của con người.
Nhiễm trùng sơ cấp có thể tái phát gây bệnh sau này do nhiều yếu tố căng thẳng khác nhau như sốt, chấn thương, ức chế miễn dịch, thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với bức xạ.
Một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm giác mạc Herpes thường được biểu hiện ra bên ngoài như:
Nếu bệnh nhân chỉ bị nhiễm trùng nhẹ thường sẽ không để lại sẹo nhưng khi chuyển sang giai đoạn nặng và các triệu chứng kéo dài nhiều ngày thì nguy cơ cao sẽ để lại sẹo giác mạc, gây suy giảm thị lực.
Triệu chứng của viêm giác mạc do Herpes Virus
Để chẩn đoán viêm giác mạc Herpes chính xác, bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh từ chủ quan hay khách quan để có hướng điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh viêm giác mạc Herpes phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Viêm giác mạc mắt do Herpes là bệnh do virus gây ra với các biểu hiện đau nhức mắt, loét giác mạc, viêm giác mạc hình đĩa, viêm nhu mô kẽ, viêm màng bồ đào,… Do đó, để điều trị, cần tiêu diệt virus và điều trị các triệu chứng. Cụ thể:
Bên cạnh dùng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:
Theo dõi và tái khám bệnh viêm giác mạc do virus Herpes
Bệnh nhân cần lưu theo dõi tình trạng bệnh và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi khỏi bệnh, khi thấy bất kỳ các dấu hiệu bất thường của mắt như đau, ngứa mắt, mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mắt nhìn mờ hay cộm… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Để nhận biết chính xác tình trạng mắt và phương pháp điều trị phù hợp, quý khách vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.