Quặm mắt là gì? Khám và điều trị như thế nào?
27/11/2024
Quặm mắt (hay mi mắt) là hiện tượng lông mi mọc ngược mọc sai hướng, hướng của lông mi cuộn vào nhãn cầu, gây kích thích nhãn cầu hoặc vùng da xung quanh mắt.
27/11/2024
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI Nguyễn Thị Phương – Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Bệnh Glaucoma (cườm nước) là một bệnh của dây thần kinh thị giác – dây thần kinh chịu trách nhiệm truyền hình ảnh bạn nhìn thấy từ mắt đến não. Glaucoma không thể chữa khỏi và không phục hồi được tổn thương. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn các tổn thương thêm cho thị lực. Cùng Bệnh viện Mắt Alina tìm hiểu về những lưu ý trong sử dụng thuốc ở bệnh nhân Glaucoma trong bài viết ngày hôm nay.
Lưu ý trong sử dụng thuốc ở bệnh nhân Glaucoma
Glaucoma (hay cườm nước) là bệnh lý tổn thương dây thần kinh thị giác tiến triển mạn tính, đặc trưng bởi: tổn thương tiến triển đầu dây thần kinh thị giác và tổn thương thị trường kiểu Glôcôm, và thường có kèm theo tăng nhãn áp.
Mục tiêu điều trị bệnh Glaucoma là bảo vệ cấu trúc và chức năng dây thần kinh thị giác bằng cách điều chỉnh nhãn áp về mức an toàn. Nhãn áp có thể được điều chỉnh bằng thuốc, laser hay phẫu thuật. Trong đó dùng thuốc hạ nhãn áp là lựa chọn điều trị thường gặp và xuyên suốt cả cuộc đời của bệnh nhân mắc bệnh Glaucoma.
Bệnh Glaucoma thường không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có liên quan đến việc tăng áp lực trong mắt/ giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh giác mạc.
Bên cạnh đó, Glaucoma có thể do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt. Một vài nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cườm nước như:
Do đó, việc kiểm tra mắt định kỳ mỗi 06 tháng sẽ giúp bạn phát hiện và ngăn ngừa bệnh Glaucoma.
Nguyên nhân gây bệnh Glaucoma
Khi điều trị Glaucoma được bắt đầu thì có nghĩa bệnh nhân sẽ phải cam kết tuân thủ cả đời hoặc ít nhất cho đến khi bệnh nhân không còn dung nạp thuốc, dị ứng thuốc hay được phẫu thuật lỗ rò. Rất hiếm bệnh nhân có thể dừng thuốc khi mà đã được chẩn đoán xác định Glaucoma.
Sẽ rất hữu ích nếu bệnh nhân mang theo các thuốc tra mắt cũng như các thuốc điều trị bệnh toàn thân khi đi khám mắt.
Bệnh nhân Glaucoma cần mang thuốc khi đi khám lại
Thuốc điều trị glaucoma có thể gây tác dụng phụ tại mắt như: ngứa, cảm giác bỏng rát, kích ứng đỏ mắt, thay đổi sắc tố vùng quanh mắt, lông mi dài ra, viêm bờ mi,… Người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị về những triệu chứng tại mắt và không tự ý dừng thuốc tra điều trị Glaucoma.
Để nhận biết chính xác tình trạng mắt và phương pháp điều trị phù hợp, quý khách vui lòng liên hệ tới Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.