Tầm quan trọng của việc khám mắt định kỳ - Khi nào nên đi khám mắt?
27/11/2024
Việc khám mắt định kỳ có quan trọng không? Khi nào nên đi khám mắt?
27/11/2024
Quặm mắt (hay mi mắt) là hiện tượng lông mi mọc ngược mọc sai hướng, hướng của lông mi cuộn vào nhãn cầu, gây kích thích nhãn cầu hoặc vùng da xung quanh mắt.
Quặm mắt (hay mi mắt) là hiện tượng lông mi mọc ngược mọc sai hướng, hướng của lông mi cuộn vào nhãn cầu, gây kích thích nhãn cầu hoặc vùng da xung quanh mắt. Bệnh có thể khiến mắt bị mẩn đỏ, kích ứng và trầy xước giác mạc và da vùng mắt làm người bệnh khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến công tác, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh quặm mi mắt . Quặm do bẩm sinh, bờ mi bị lộn vào trong do khuyết tật cấu trúc của sụn mi dẫn đến mi mắt mọc hướng hết vào trong. Do các bệnh mãn tính ở mí mắt như viêm bờ mi hoặc một số loại viêm kết mạc và đau mắt hột. Do những thay đổi có thể phát sinh sau một số loại phẫu thuật. Cũng có thể khi lông mi mọc theo hướng chính xác nhưng mi mắt lại tự quay vào trong.
Quặm mắt là dẫn đến đau, đỏ, chảy nước mắt và tổn thương giác mạc. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sẹo giác mạc, làm tăng nguy cơ bị viêm loét giác mạc, nguy hiểm hơn là giảm sút thị lực và mù lòa vĩnh viễn. Quặm mắt có thể xảy ra ở một vài lông mi, nhưng dần dần sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoặc tất cả lông mi.
Trong trường hợp người bệnh chỉ có một ít lông mi bị mọc ngược, bác sĩ thường sẽ loại bỏ lông mi và nang lông để lông mi có thể mọc lại đúng hướng của nó. Đồng thời, các bác sĩ cũng cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra lông mi bị quặm. Khi nhiều lông mi mọc ngược hoặc khi lông mi mọc lại sai hướng, các phương pháp điều trị sau đây có thể được thực hiện:
Một số lời khuyên của bác sỹ khi bị quặm mắt
Để khắc phục tình trạng quặm mi mắt bác sĩ khuyên nên làm phẫu thuật để làm lông mi vểnh ra ngoài. Nên điều trị dứt điểm, nếu không lông mi cọ vào nhãn cầu gây khó chịu liên tục, loét giác mạc và có thể dẫn đến biến chứng gây sẹo ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực.