Liên hệ tư vấn

Vì sao mắt gặp tình trạng khô nhưng vẫn hay bị chảy nước mắt?

 Hiện nay ở Việt Nam có tới 4 – 6 triệu người mắc bệnh lý khô mắt, đặc biệt là dân văn phòng. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên có thể là tiền đề gây ra các bệnh về mắt như loét, thủng giác mạc hay suy giảm thị lực. Vậy khô mắt là gì? Vì sao mắt bị khô nhưng thường xuyên chảy nhiều nước mắt? Bài viết dưới đây Alina sẽ gửi tới bạn các thông tin cần thiết về khô mắt:

Kho1730195544 6128

1. Khô mắt là gì? 

Khô mắt là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là dân văn phòng. Nguyên nhân của tình trạng này là sự mất cân bằng chức năng 3 lớp: lớp mỡ, lớp nước, lớp nhầy cuả màng phim nước mắt.

Khi hoạt động trơn tru, lớp nhầy giàn đều nước mắt lên giác mạc, lớp mỡ hạn chế nước mắt bốc hơi, lớp nước cung cấp oxy cho biểu mô, loại bỏ bụi bẩn và sát khuẩn nhẹ giác mạc. Từ đó, nhãn cầu được bảo vệ khỏi các tác động của bụi bẩn, yếu tố bên ngoài.

Tuy nhiên ở người bị khô mắt, cơ chế hoạt động của ba lớp bị rối loạn khiến nước mắt bay hơi nhanh chóng. Lượng nước còn lại không đủ bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu, gây cảm giác khó chịu, lâu dần dẫn tới các bệnh lý về mắt nguy hiểm khác.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khiến mắt bị khô 

Về cơ bản, nguyên nhân gây bệnh khô mắt do lượng nước mắt không đủ hoặc nước mắt có chất lượng thấp. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý khô mắt như:

  • Người thiếu lớp mỡ trên màng phim nước mắt
  • Người bị rối loạn chức năng tuyến Meibomian (tuyến dầu nhỏ ngoài mi mắt)

  • Người làm công việc cần mắt tập trung trong khoảng thời gian dài như: dân văn phòng, tài xế, người viết sách,…
  • Trẻ em xem TV hoặc thiết bị điện tử nhiều
  • Môi trường nhiều gió, khói bụi, khô hanh
  • Phụ nữ tới tuổi mãn kinh
  • Người bị liệt mặt ngoại biên hoặc Parkinson (ít chớp mắt)
  • Bệnh nhân điều trị bằng thuốc tác dụng toàn thân: Corticoid, thuốc an thần, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc tránh thai, thuốc đường tiêu hóa, thuốc lợi tiểu,…
  • Người bị tổn thương tuyến lệ, sẹo tuyến lệ
  • Người mắc hội chứng Stevens-Johnson, Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…

3. Triệu chứng thường gặp ở bệnh khô mắt 

Kho1730195635 9157

Các triệu chứng điển hình khi bị khô mắt mà bạn cần biết như:

  • Cảm giác ngứa ở mắt, cộm như có dị vật trong mắt

  • Đau nhói, mỏi mắt, nhìn mờ

  • Đặc biệt chảy nước mắt giàn giụa, đặc biệt khi bị kích ứng.

Bệnh lý khô mắt không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mắt. Tuy nhiên khi bị khô mắt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và có thể là nguyên nhân gây mất biểu mô giác mạc, nhiễm trùng mắt, thủng giác mạc,….

4. Vì sao mắt bị khô lại hay chảy nước mắt 

Người bị khô mắt thường xuyên chảy nước mắt. Mặc dù có vẻ mâu thuẫn nhưng tình trạng này chính là cơ chế phản ứng bù trừ của cơ thể khi mắt bị khô quá mức. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân cụ thể như:

  • Phản xạ bảo vệ của mắt: Khi bề mặt giác mạc trở nên quá khô, tuyến lệ phản xạ tiết ra nhiều nước mắt để làm ẩm trở lại

  • Nước mắt không đủ chất lượng: Người bị khô mắt thường không phải do lượng nước mắt không đủ nhiều mà nguyên nhân chính là do nước mắt thiếu độ nhờn (lớp lipid). Điều này khiến nước mắt bay hơi nhanh chóng, làm mắt bị khô và kích thích tuyến lệ điều tiết.

  • Phản xạ của mắt với kích ứng: Khi mắt bị khô, bề mặt của mắt dễ bị tác nhân bên ngoài gây kích ứng và viêm. Để làm dịu, mắt phản xạ tiết ra lượng nước lớn.

Vì vậy, tình trạng chảy nhiều nước mắt ở người mắc bệnh khô mắt là phản ứng hoàn toàn bình thường để cảnh báo về bệnh.

5. Các phương pháp chuẩn đoán bệnh khô mắt 

Kho1730195665 6831

Ngoài việc chẩn đoán bệnh lý khô mắt qua các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị tùy thuộc vào mức độ và hình thái khô mắt thông qua các xét nghiệm kỹ thuật như:

  • Test Schirmer: Phương pháp xác định mức độ điều tiết nước mắt ở trạng thái bình thường. Xét nghiệm sử dụng một loại giấy lọc chuyên biệt đặt ở vị trí giao điểm của điểm giữa và phần ba ngoài của mi dưới. Trong 2 lần test liên tiếp, nếu dải giấy thấm ướt < 5,5mm sau 5 phút đồng hồ cho thấy bệnh nhân mắc khô mắt chế tiết.

  • Test TBUT: Phương pháp xác định bằng cách nhỏ mắt bằng fluorescein. Sau đó, người bệnh nháy mắt nhiều lần để giàn đều nước mắt lên lớp màng phim. Tiếp theo, người bệnh nhìn thẳng về phía trước, bác sĩ quan sát màng nước mắt dưới ánh sáng cobalt màu xanh. Nếu thời gian vỡ màng phim nước mắt  nhỏ hơn 10s chứng tỏ bạn bị bệnh lý khô mắt.

6. Biện pháp điều trị bệnh khô mắt 

Các phương pháp điều trị bệnh lý khô mắt tùy thuộc vào mức độ và hình thái bệnh. Khi tình trạng còn nhẹ, các bác sĩ chuyên khoa đưa ra một số phương pháp điều trị đơn giản như:

  • Dùng nước mắt nhân tạo: Nước mắt nhân tạo có hàm lượng lipid cao hơn, do đó khi nhỏ sẽ giúp mắt giữ được độ ẩm, cải thiện nhanh tình trạng khô mắt. Đặc biệt với bệnh nhân bị hỏ mi mắt hay mắt bị kích ứng, bạn có thể sử dụng nước mắt nhân tạo dạng mỡ tra vào ban đêm.

  • Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm: Các triệu chứng của khô mắt sẽ giảm dần khi ở trong môi trường mát mẻ, có độ ẩm cao. Do đó, nếu thường xuyên sinh hoạt và làm việc ở môi trường điều hòa, đây là một phương pháp hữu ích.

  • Khâu cò mì: Phương pháp được sử dụng giúp hạn chế nước mắt bay hơi nhanh gây khô.

Đặc biệt, đối với người bị khô mắt được chuẩn đoán do tắc nghẽn tuyến Meibomian, liệu pháp xung nhiệt LipiFlow được chứng minh là phương pháp điều trị khô mắt hiện đại nhất hiện nay. LipiFlow sử dụng công nghệ Vector Thermal Pulsation, truyền nhiệt 42,5 độ – bằng với điểm nóng chảy của lớp lipid trong tuyến Meibomian. Sau đó, thiết bị mát xa nhẹ nhàng lên mí mắt giúp tuyến dẫn lưu và hoạt động bình thường trở lại.

7. Cách phòng ngừa khô mắt 

Kho1730195969 3709

Tuy khô mắt không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề dẫn tới các bệnh lý khác về mắt. Vì vậy, để “phòng ngừa” khô hạn cho đôi mắt, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Hạn chế đeo kính áp tròng

  • Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, TV, đặc biệt là với trẻ nhỏ

  • Đeo kính bảo vệ mắt khi đi đường để tránh mắt tiếp xúc nhiều với khói bụi

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt cho mắt như Vitamin A, Omega –3, lutin, ….

  • Uống đầy đủ 8 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể và mắt

  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày

Liệu pháp xung nhiệt với công nghệ Lipiflow là một phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh sau từ 6 – 8 tuần và kéo dài đến 12 tháng. Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan