Tìm hiểu về tật khúc xạ

30/03/2023

1. Tật khúc xạ là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo tỉ lệ người mắc các tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, đây là tình trạng đáng báo động, đặc biệt là lứa tuổi trẻ em. Nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ người mắc tật khúc xạ có thể đến từ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thời gian hoạt động nhìn gần nhiều với các thiết bị điện tử, đặc biệt hơn, trẻ em tiếp xúc với thiết bị điện tử ngày càng sớm. Các tật khúc xạ sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn trong học tập, công tác và sinh hoạt hàng ngày.

Với tình trạng khúc xạ bình thường, ánh sáng phản xạ từ một vật đi vào mắt qua giác mạc (bề mặt cong, trong suốt, bảo vệ mặt trước của nhãn cầu). Bởi giác mạc và thuỷ tinh thể hội tụ các tia sáng để chúng tập trung tai một điểm sắc nét trên võng mạc (lớp sau của mắt chứa các tế bào cảm thụ ánh sáng). Các tế bào võng mạc chuyển đổi các tia sáng thành các xung điện được gửi đến não (thông qua dây thần kinh thị giác) và được xử lý để tạo thành hình ảnh.

Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không tập trung trên võng mạc mà ở trước hoặc ở sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc.

2. Các tật khúc xạ thường gặp

Tất cả các tật khúc xạ ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của mắt, tuỳ thuộc vào khoảng cách. Tuy nhiên, giữa các loại tật khúc xạ khác nhau sẽ gây ra các dấu hiện nhìn mờ khác nhau và các triệu chứng kèm theo khác nhau. Nhìn chung, tật khúc xạ xảy ra khi khả năng tập trung ánh sáng của mắt bị ảnh hưởng bởi hình dạng của giác mạc, độ cong của thủy tinh thể và chiều dài của mắt.

Tật khúc xạ có 04 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị. Năm 2010, thế giới có khoảng 1,8 tỉ người mắc các tật khúc xạ nhưng tới năm 2020 con số này đã tăng gấp đôi. Ở các quốc gia đang phát triển, người dân ít quan tâm đến việc kiểm tra sức khoẻ mắt định kỳ thì tỉ lệ còn đặc biệt tăng nhanh và cao hơn hẳn. Trong các loại tật khúc xạ, cận thị chiếm đa số. Vào năm 2010, số người mắc cận thị trên thế giới là 1,9 tỉ người (28% dân số). Tới năm 2020, con số này là 2,6 tỉ người (33% dân số), dự kiến tới năm 2050 con số này là 4,9 tỉ người (50% dân số).

  • Cận thị

Bệnh nhân cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng lại gặp khó khăn trong việc nhìn vào các vật ở xa. Cận thị thường xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể quá cong và hội tụ ánh sáng quá mạnh, nếu mắt quá dài hoặc do sự kết hợp của các yếu tố này. Kết quả là, các tia sáng tập trung ở phía trước, thay vì trên võng mạc.

Cận thị thường khởi phát trong thời gian còn nhỏ tuổi và có thể tiến triển theo tuổi tác khi cấu trúc của con mắt thay đổi theo thời gian, cho tới khi mắt đạt cấu trúc trưởng thành. Thời gian nhìn gần quá nhiều và không đủ thời gian ở ngoài trời có thể dẫn đến các trường hợp nghiêm trọng hơn.

  • Viễn thị

Viễn thị là tình trạng có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng các vật ở gần lại bị mờ. Cũng như các tật khúc xạ khác, viễn thị xảy ra khi mắt không tập trung tia sáng một cách chính xác lên võng mạc. Điều này thường xảy ra khi giác mạc (hoặc thủy tinh thể) ít cong hơn bình thường, mắt quá ngắn hoặc sự kết hợp của hai yếu tố này. Giác mạc dẹt không hội tụ các tia sáng đủ mạnh, có nghĩa là ánh sáng tập trung phía sau võng mạc, thay vì trực tiếp vào nó. Bệnh viễn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường nặng hơn sau 40 tuổi.

  • Loạn thị là gì?

Loạn thị làm cho khả năng nhìn vật mờ hoặc méo mó, thường ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xảy ra khi giác mạc tròn không hoàn hảo (tức là có hình dạng giống quả bóng bầu dục, hình oval hơn là quả bóng đá). Kết quả là các tia sáng đi qua giác mạc không đều và không tập trung tại một điểm trên võng mạc.

Loạn thị là một chẩn đoán phổ biến và hầu hết mọi người đều có một số mức độ bất đối xứng của giác mạc. Trong khi những người bị loạn thị nhẹ có thể không biết mình mắc bệnh này cho đến khi họ đi khám mắt định kỳ, những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhìn bị mờ, nhoè và thấy hình méo mó - như thể đang nhìn qua một tấm gương bóp méo. Loạn thị thường phổ biến và xảy ra cùng với cận thị hoặc viễn thị. Nguyên nhân cụ thể của chứng loạn thị không rõ, có thể là di truyền. Loạn thị có thể giảm hoặc tăng theo thời gian.

  • Lão thị là gì?

Lão thị phát triển dần dần theo thời gian khi thủy tinh thể của mắt trở nên cứng hơn và các cơ điều khiển hoạt động nhìn gần của cơ thể yếu đi. Khi nhìn các vật ở gần, thủy tinh thể trong mắt thay đổi hình dạng để khúc xạ (hội tụ) ánh sáng giúp chúng ta nhìn rõ vật ở gần. Cụ thể, nó trở nên lồi hơn. Theo tuổi tác, thủy tinh thể mất khả năng này và hậu quả là hình ảnh không tập trung trên võng mạc khi nhìn gần và gây ra hiện tượng nhìn gần bị mờ.

Lão thị gây suy giảm thị lực dần dần, thường ở độ tuổi từ 40–65, sau 65 tuổi lão thị ổn định hơn và có biểu hiện mờ khi thực hiện các hoạt động ở cự ly gần, chẳng hạn như đọc sách. Người già thường phát triển chứng lão thị cùng với một tật khúc xạ hiện có như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.

Không có cách nào tránh khỏi chứng lão thị dù bạn chưa bao giờ gặp vấn đề gì về thị lực trước đó. Thậm chí ở những người bị cận thị, thị lực nhìn gần cũng sẽ mờ dần ngay cả khi đeo kính có gọng hay kính áp tròng để điều chỉnh tật khúc xạ nhìn xa

3. Các triệu chứng của tật khúc xạ

  • Nhìn mờ hoặc méo mó
  • Khó tập trung vào các đối tượng ở gần hoặc xa
  • Nheo mắt để đọc
  • Căng mắt hoặc mệt mỏi

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên đến bác sĩ đo thị lực để kiểm tra mắt tổng quát.

4. Quy trình khám và theo dõi tật khúc xạ tại Alina?

Tật khúc xạ được chẩn đoán trong quá trình khám mắt toàn diện bao gồm khám khúc xạ, đo thị lực và khám với bác sĩ mắt tại Alina.

Trong quá trình khám, các chuyên gia sẽ thực hiện kiểm tra thị lực để kiểm tra mức độ của thị lực của bạn. Các khám nghiệm khúc xạ khách quan, khúc xạ chủ quan sẽ đánh giá chính xác tình trạng khúc xạ của mắt, và mắt bạn có cần chỉnh kính để điều trị tật khúc xạ hay không.

Một số khám nghiệm khác cũng có thể được thực hiện để xác định sức khỏe và chức năng của các bộ phận khác của mắt. Thông tin thêm về khám mắt tổng quát có sẵn trên trang dịch vụ và các bệnh về mắt của chúng tôi. Vì cấu trúc của mắt tình trạng tật khúc xạ có thể thay đổi theo thời gian, bạn nên khám mắt tổng quát từ 6 tháng đến 1 năm/ lần.

Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ thường gặp trong tật cận thị và loạn thị thường có thể do:

  • Thói quen đọc sách, sử dụng thiết bị nhìn không hợp lý.
  • Nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài.
  • Học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng kém.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu Vitamin A.
  • Yếu tố di truyền, yếu tố này có thể chiếm tới 60% nguyên nhân.
  • Sau khi phẫu thuật hoặc mắc các chấn thương về mắt.
  • Cấu trúc nhãn cầu ngắn hơn, dài hơn hoặc tròn không đều so với bình thường.
  • Trẻ em thường có tật khúc xạ viễn loạn thị bẩm sinh.

Điều trị tật khúc xạ

Tật khúc xạ có thể được khắc phục bằng việc đeo kính và kính áp tròng, kính áp tròng ban đêm, hoặc điều trị bằng phẫu thuật khúc xạ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ, lựa chọn lối sống sinh hoạt và độ tuổi của mỗi người

5. Điều trị tật khúc xạ bằng kính chỉnh hình giác mạc – Ortho K tại Alina

Điều trị tật khúc xạ bằng kính chỉnh hình giác mạc (hay còn gọi là Orthokeratology) là việc sử dụng một loại kính áp tròng vào ban đêm để điều chỉnh hình dạng của giác mạc và điều trị tật khúc xạ. Sử dụng Ortho-K sẽ không gây tổn thương giác mạc mà từ từ tạo hình giác mạc, thị lực sẽ được cải thiện mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc suốt cả ngày dài. Kính Ortho-K có thể  thể dùng cho cả trẻ em và người lớn, đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công, cảnh sát, diễn viên, vận động viên chuyên nghiệp... Vì thế, khi đã sử dụng Ortho-K, người cận thị sẽ muốn gắn bó với cặp kính đặc biệt này

5.1. Các đối tượng có thể sử dụng kính áp tròng Ortho-K:

  • Người bị cận thị (dưới 10 độ) và kèm loạn thị từ 3 độ trở xuống.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ độ tuổi để phẫu thuật.
  • Người bị bất đồng khúc xạ khó đeo kính gọng đúng độ
  • Những người gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi đeo kính gọng hoặc kính áp tròng thông thường vào ban ngày.
  • Người chưa có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác.
  • Người không có các bệnh lý về bề mặt nhãn cầu.
  • Có thời gian tái khám theo dõi.

5.2. Ưu điểm của phương pháp Ortho-K

  • Đây là phương pháp điều trị cận thị an toàn hàng đầu hiện nay. Phương pháp Ortho-K đã được FDA (cơ quan quản lý an toàn thuốc và thực phẩm Mỹ) chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi. Ortho-K là kính cứng có độ thẩm thấu cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của giác mạc.
  • Thị lực được cải thiện mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc suốt cả ngày
  • Hiệu quả nhìn rõ có thể đạt được sau một vài ngày sử dụng kính đối với độ nhẹ và có thể dài hơn đối với độ nặng.Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên đeo kính Ortho-K hàng đêm
  • Có thể thực hiện trên cả trẻ em và người lớn
  • Thuận tiện trong những hoạt động thể thao như chơi bóng, nhảy dây, bơi,…
  • Đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công, cảnh sát, diễn viên, vận động viên chuyên nghiệp...
  • Lựa chọn tối ưu cho người không thích mang kính gọng và không muốn phẫu thuật hoặc không phù hợp với phẫu thuật

6. Đeo kính điều chỉnh tật khúc xạ (khá phổ biến)

Dùng kính cho việc điều trị tật khúc xạ là phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Đến với Bệnh viện Mắt Alina, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm những dịch vụ đo và khám mắt tốt nhất cùng với những thiết bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Bệnh viện Mắt Alina với đầy đủ mẫu mã kính thời trang nhất, cùng kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong ngành chắc chắn sẽ là địa điểm đáng tin cậy nhất cho mọi khách hàng.

6.1. Kính mắt Alina chuyên cung cấp:

  • Kính cận - viễn - loạn thị
  • Kính áp tròng
  • Kính hai tròng - đa tròng.
  • Kính mát thời trang, kính mát có độ của chính hãng: Elle, Levis, Ray Ban, Seiko, Cartier ,ProSun,...

6.2. Mỗi một loại mắt kính đều có những ưu điểm và tính năng riêng:

  • Mắt kính Mica tráng cứng (HC):  trầy xước,  thời gian sử dụng lâuThương hiệu: Chemi (Hàn Quốc)
  • Mắt kính Mica phản quang (HMC): chống trầy xước, chống tia UV400, chống bám vân tay, chống tĩnh điện, chống bám hơi nước.
    Thương hiệu: Ecolite (Singapore), Advance (Singapore), TOC (Thái Lan), Velocity (Hàn Quốc)
  • Mắt kính lọc ánh sáng xanh: bảo vệ khỏi 5 tác nhân ảnh hưởng đến thị lực, bảo vệ mắt khỏi tia UV từ mặt trước và sau, lọc ánh sáng xanh có hại.
    Thương hiệu: Crizal Prevencia (Pháp), Exfast (Hàn Quốc)…
  • Mắt kính 2 tròng: được thiết kế với công suất khác nhau. Phần trên là tròng dành cho nhìn xa, phần dưới là tròng cho nhìn gần. Bao gồm đầy đủ tính năng để bảo vệ mắt, cải thiện thị lực rõ rệt cho người bị lão thị.
    Thương hiệu: Ecolite (Singapore), Chemi (Hàn Quốc).
  • Mắt kính đa tròng: Đem lại cho người dùng tầm nhìn rõ nét từ gần đến xa, người dùng có thể đạt thị lực tối đa với mọi khoảng cách và đặc biệt là thẩm mỹ hơn so với kính 2 tròng. Tuy nhiên quý khách cần thời gian để làm quen với kính.

Alina cung cấp các sản phẩm chất lượng, mẫu mã, chất liệu đa dạng, sang trọng, hợp thời trang cùng với hệ thống máy móc hiện đại, đo chuẩn xác nhất. Khi bạn sử dụng kính của Bệnh viện Mắt Alina khách hàng sẽ được được tiếp cận với:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại các bệnh viện mắt hàng đầu thế giới.
  • Quy trình khám theo tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức y tế thế giới WHO.
  • Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
  • Phục vụ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên tư vấn.
  • Những mẫu kính hợp thời trang, phong cách.
  • Những loại tròng phù hợp.
  • Khách hàng được bảo hành thay ốc, ve kính, vệ sinh trọn đời.

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Phạm Chu Long Gia - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Cận thị ở mức độ 5 Diop có thể đã được xếp vào mức độ nặng, có nguy cơ ảnh hưởng tới võng mạc. Khi đã được chẩn đoán xác định, cận thị chỉ có thể tăng độ hoặc giữ nguyên độ chứ không thể giảm độ được.
Cháu có thể sử dụng một số phương pháp giúp hạn chế quá trình tăng độ bao gồm dùng thuốc Atropine nồng độ thấp, sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K hoặc kính đa tròng. Ngoài ra, nếu đủ 18 tuổi và độ khúc xạ ổn định từ 01 năm trở lên, cháu có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật để khắc phục cận thị.
Trân trọng!

Câu hỏi được giải đáp bởi BS Đàm Văn Quý - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Chào bạn, với tình trạng đeo kính cận bị đau nhức mắt thì nguyên nhân hay gặp là do đeo kính sai số. Ngoài ra, mắt đau nhức có thể do các tình trạng viêm nhiễm tại mắt hoặc các bệnh lí khác của mắt. Bạn cần đến cơ sở khám mắt uy tín để thăm khám chính xác nhất tình trạng của mắt.
Trân trọng!

Câu hỏi được giải đáp bởi BS Nguyễn Thị Mai Phương - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Với các đặc điểm tính chất công việc cùng các triệu chứng bạn vừa nêu trên thì có thể mắt bạn đang gặp phải tình trạng mỏi điều tiết. Mắt bị mỏi do điều tiết xảy ra khi đôi mắt phải duy trì thị lực ở cự ly nhìn gần liên tục không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài. Tình trạng này thường gặp với những đối tượng như: Học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng,…
Mỏi điều tiết có thể gây nên các triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức xung quanh hốc mắt, nhạy cảm ánh sáng, khô mắt hoặc có thể có đau đầu, chóng mặt.
Để giảm và ngăn ngừa các triệu chứng do mỏi điều tiết bạn nên:
- Thực hiện quy tắc 20 - 20 - 20: Mỗi 20 phút nhìn gần thì nhìn xa trên 6m (tương đương 20 feet) trong 20 giây.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khi không cần thiết
- Ngồi học và làm việc đúng tư thế: Khoảng cách mắt với màn hình khoảng 50 - 60cm, tầm màn hình thấp hơn mắt khoảng 10 - 20 cm, nên ngồi sao cho 2 tay song song với nền nhà, 2 chân vuông góc với mặt đất, thẳng lưng và giữ 2 vai cân bằng.
- Điều chỉnh ánh sáng nơi làm việc: Không quá yếu cũng không quá chói
- Sử dụng nước mắt nhân tạo & dung dịch nhỏ mắt có Vitamin B12 để giảm khô mắt và hỗ trợ điều tiết
- Đeo kính đúng số, chất lượng kính phải tốt như mắt kính đúng tâm, không bị trầy xước nhiều, không bị vân tay làm mờ bẩn mắt kính.
Nếu như bạn thực hiện các biện pháp trên mà không cải thiện triệu chứng thì bạn cần phải đi khám để các Bác sĩ Nhãn khoa và chuyên viên khúc xạ kiểm tra tổng quát các bệnh lí tại mắt cũng như khúc xạ và chất lượng kính mà bạn đang đeo để tư vấn cho bạn các biện pháp hiệu quả nhất.
Trân trọng!

Câu hỏi được giải đáp bởi ThS.BS Phạm Chu Long Gia - Bác sĩ Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Alina.
Tình trạng thị lực không tương xứng với độ khúc xạ có thể do em bị rối loạn điều tiết hoặc có thêm các bệnh lý khác gây giảm thị lực. Trước tiên em cần hạn chế sử dụng thiết bị điện tử không cần thiết, thư giãn mắt theo quy tắc 20/20/20 (nhìn gần 20 phút, nhìn xa 20 feet (6m) tối thiểu 20 giây), tích cực tham gia hoạt động ngoài trời (>1,5h/ngày). Nếu tình trạng mắt vẫn không cải thiện, em nên tới Bệnh viện khám lại để tìm hiểu các nguyên nhân giảm thị lực khác.
Trân trọng!

Câu hỏi được giải đáp bởi TS.BS Trần Minh Hà - Giám đốc Chuyên môn, Bệnh viện Mắt Alina.
Cận 17 độ là một tình trạng cận thị rất cao và có thể gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và phục hồi cho cận thị mức độ này:
1. Kính đeo và kính áp tròng:
- Kính đeo hoặc kính áp tròng có thể điều chỉnh tầm nhìn và giúp bệnh nhân nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, với mức độ cận thị cao như vậy, kính có thể dày và nặng, gây khó chịu cho người dùng.
2. Phẫu thuật khúc xạ:
- Các phẫu thuật khúc xạ giác mạc (phẫu thuật khúc xạ bằng laser) thường không áp dụng cho cận thị quá cao như 17 độ do nguy cơ biến chứng.
- Phẫu thuật Phakic ICL (Đặt kính nội nhãn phakic): Đây là một lựa chọn tốt cho những người có cận thị cao. Kính nội nhãn được đặt vào mắt mà không cần loại bỏ thủy tinh thể tự nhiên. Loại phẫu thuật này có thể điều chỉnh mức độ cận thị cao tới 20 Diop.
- Phẫu thuật thay thủy tinh thể khúc xạ: Là một quy trình thay thế thủy tinh thể tự nhiên bằng một thủy tinh thể nhân tạo có độ cận phù hợp. Phương pháp này thường được áp dụng cho người lớn tuổi có cận thị kèm đục thủy tinh thể.
Điều quan trọng là bạn cần thăm khám và tư vấn với Bác sĩ Nhãn khoa để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn. Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố như độ dày giác mạc, cấu trúc giải phẫu của mắt và các yếu tố nguy cơ khác trước khi đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất.
Trân trọng!
0866 224 883 Tìm bệnh viện Đặt lịch khám