Liên hệ tư vấn

Kiểm soát tiến triển cận thị bằng kính Ortho K và những điều cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI Nguyễn Thị Thu Hương – Bác sĩ Nhãn khoa Bệnh viện Mắt Alina.

Ortho K là loại kính áp tròng cứng được dùng để điều trị các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị. Khi mắt có sự bất thường vì các thành phần quang học (như trục nhãn cầu, giác mạc, thủy tinh thể…) làm ánh sáng đi vào mắt qua các thành phần này không hiện đúng trên võng mạc, khi đó mắt ta sẽ nhìn vật sẽ bị nhòe mờ hay nói cách khác mắt lúc này bị tật khúc xạ.

Tim1711435862 5918

Cơ chế của kính Ortho K

1. Ortho K là gì?

Kính Ortho-K hay còn gọi là Orthokeratology, là loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm và tháo ra vào sáng hôm sau. Kính hoạt động bằng cách làm phẳng trung tâm giác mạc trong khi ngủ, từ đó giúp ánh sáng hội tụ vào đúng võng mạc và bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tháo kính Ortho K ra mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng khác. Những thấu kính qua đêm này là thấu kính cứng, thấm khí, đủ cứng để định hình lại giác mạc, nhưng cũng cho phép oxy đi qua để đảm bảo mắt luôn khỏe mạnh.

2. Đối tượng phù hợp với phương pháp Ortho K

  • Có độ cận, loạn thị nằm trong ngưỡng điều trị của kính Ortho K (dưới 10 độ cận và dưới 3 độ loạn).
  • Trẻ em dưới 18 tuổi mắc tật khúc xạ nhưng chưa đủ tuổi để thực hiện phẫu thuật.
  • Trẻ em mắc tật khúc xạ, tiến triển cận thị nhanh.
  • Những người gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi mang kính gọng hay kính tiếp xúc thông thường.
Tim1711435871 6923
A female optometrist of Chinese ethnicity is with a patient at her office. She is sitting down across from her young patient and talking.

Đối tượng phù hợp sử dụng kính Ortho K

3. Một số triệu chứng có thể gặp khi đeo kính Ortho K

Ortho K với cơ chế làm phẳng giác mạc ở phần trung tâm, nhưng không thay đổi hình dạng giác mạc phần ngoại vi và phần viền, gây nên sự khác nhau về công suất khúc xạ ở ba phần giác mạc này. Từ đó có thể gây ra hiện tượng mờ nhòe hoặc chói sáng (glare và halo). Hiện tượng này có thể gây khó chịu nhất định cho bệnh nhân.

Cũng giống như các loại kính tiếp xúc khác, kính áp tròng cứng ban đêm cũng có thể gây nên một số triệu chứng trên mắt như:

  • Chảy nước mắt, mắt đỏ, cộm, vướng, có ghèn
  • Khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ
  • Xước hoặc viêm giác mạc

Để tránh gặp phải các triệu chứng trên, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng và bảo quản kính cũng như tái khám định kỳ. Trường hợp xảy ra các triệu chứng trên, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí và nhận chỉ định điều trị bằng thuốc để hỗ trợ.

4. Lưu ý khi đeo kính Ortho K

Để đảm bảo việc dùng kính Ortho K đạt hiệu quả tốt và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

4.1. Rửa tay sạch khi đeo

Khi sử dụng tay để đeo kính áp tròng, bạn phải để ý đến móng tay của mình. Vì móng khá sắc lại là nơi sinh sôi rất nhiều vi khuẩn nên sẽ dễ làm rách hoặc xước kính, hoặc khó đảm bảo hơn là gây xước màng mắt và cũng khiến vi khuẩn xâm nhập dễ dàng hơn.

4.2.Vệ sinh kính sạch sẽ

  • Việc vệ sinh là cực kỳ quan trọng khi bạn sử dụng lens, bởi nếu không được vệ sinh thường xuyên, cẩn thận và đúng cách, lens sẽ bị nhiễm khuẩn và từ đó sẽ đem khuẩn đến với đôi mắt của bạn.
  • Rửa vệ sinh kính cẩn thận bằng dung dịch rửa kính chuyên dụng
  • Tuyệt đối không được dùng nước máy hoặc những dung dịch khác để rửa kính áp tròng.

Tim1711435862 8997

Lưu ý khi đeo kính Ortho K

4.3. Chăm sóc mắt khi trang điểm

Trang điểm là phần không thể thiếu tạo nên vẻ đẹp rạng ngời của phái đẹp, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Nhưng hóa mỹ phẩm dùng khi trang điểm đôi khi gây kích ứng tại mắt, hoặc viêm bờ mi. Để đôi mắt sáng khỏe cùng với lớp trang điểm đẹp thì cần lựa chọn sản phẩm trang điểm được kiểm định an toàn, không hóa chất độc hại, phù hợp với da của bạn.

Một bước rất quan trọng nữa đó là tẩy trang thật sạch trước khi đi ngủ. Sử dụng sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, không kích ứng, làm sạch sâu.

4.4. Tránh nước máy vào mắt

Cho dù bạn có đang đeo kính áp tròng hay không thì bạn cũng nên tránh để nước máy tiếp xúc trực tiếp với mắt (nước máy mà còn không được thì các loại nước như nước bể bơi lại càng không được). Lý do là trong nước máy có tồn tại các loại vi khuẩn Bacterial keratitis và acanthamoeba, hai loại vi khuẩn này khi thâm nhập vào mắt sẽ gây ra bệnh viêm giác mạc, trầm trọng hơn có thể gây mù. Đa số các bạn khi bị viêm giác mạc đều là do 2 loại vi khuẩn này vì chúng có trong nước máy sinh hoạt hàng ngày chứ không phải tại chúng sống trong kính áp tròng.

4.5. Sử dụng nước mắt nhân tạo

Việc sử dụng nước mắt nhân tạo khi đeo kính và sau khi tháo kính đều rất quan trọng để mắt hoạt động bình thường. Khi sử dụng kính áp tròng, mắt sẽ thường xuyên bị khô, mỏi, việc cung cấp độ ẩm cho mắt là điều cần thiết. Sử dụng nước mắt nhân tạo chính là phương pháp cần thiết giúp hạn chế tình trạng mắt bị khô và khó điều tiết. Trong các sản phẩm thuốc nhỏ mắt thường có thành phần là nước mắt nhân tạo giúp cung cấp cho mắt độ ẩm, trao đổi oxy cho mắt.

4.6. Luôn đeo kính chắn bụi khi ra đường

Khói, bụi, các chất hóa học độc hại luôn tồn tại trong không khí với nồng độ cao. Nếu để cho mắt tiếp xúc lâu với lớp không khí bẩn này mà không có bất cứ thứ gì để che chắn, bảo vệ thì chẳng khác nào bạn đang “tự giết” đôi mắt của mình. Hãy chuẩn bị một cặp kính chắn bụi khi đi ra đường để hạn chế tác động của không khí ô nhiễm đến mắt.

4.7. Bổ sung vitamin

Các thực phẩm giàu vitamin A như thịt bò, sữa, cá, trái cây họ cam quýt, khoai lang…vô cùng tốt cho mắt. Trong số đó, cà rốt là loại thực phẩm dẫn đầu danh sách này. Cà rốt cung cấp Vitamin A là vi chất giúp võng mạc khỏe mạnh hơn, ngoài ra còn cung cấp các chất chống oxy hóa, bảo vệ mắt không tiếp xúc với ô nhiễm và tác hại của ánh nắng mặt trời. Một số loại rau củ khác cũng tốt cho mắt như cải xoăn, cải bó xôi có lutein giúp mắt khỏe hơn, thậm chí giảm thoái hóa hoàng điểm cho mắt.

Tim1711435863 0776

Chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt

4.8. Dừng đeo kính và khám mắt ngay khi có triệu chứng bất thường tại mắt

Trong quá trình đeo kính, nếu người sử dụng cảm thấy châm chích, nóng rát, mắt đỏ, cộm, đau nhức, chảy nhiều nước mắt hoặc có chất tiết bất thường tại mắt như: ghèn, dử,… hãy tháo thấu kính, rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ tăng cường nước mắt nhân tạo và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn kịp thời và đến gặp bác sĩ điều trị của mình sớm nhất có thể để được thăm khám trực tiếp và có phác đồ điều trị phù hợp.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện Mắt Alina tại địa chỉ MMS 10-11-12, Khu biệt thự Mimosa, Ecopark, Hưng Yên để thăm khám hoặc liên hệ hotline 0866.224.883 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan