Theo thống kê Việt Nam có 2-3 triệu bệnh nhân lác chiếm 2-4% dân số. Đây là một con số đáng báo động nhất là ở trẻ em được đưa đến khám và chữa bệnh thường ở thời điểm khá muộn.
1. Lác mắt là gì?
Lác mắt là trạng thái hai mắt không thể nhìn về một hướng, mắt không thể nhìn thẳng. Lác mắt là khi một mắt có thể nhìn về phía trước, mắt kia có thể nhìn vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc nhìn xuống dưới.
2. Nguyên nhân gây ra lác mắt
Mắt được vận hành bởi các cơ vận nhãn, bao gồm 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh để giúp mắt có thể liếc nhìn theo các bước. Mắt lác sẽ xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Là bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác có thể gây mất thị lực, mất khả năng nhận thức chiều sâu.
3. Triệu chứng của lác mắt
Khi bị lác mắt ta có thể phát hiện khi tự nhìn vào gương hoặc người đối diện nhìn ra. Và những triệu chứng như:
- Mỏi mắt thường xuyên
- Khả năng tập trung kém
- Đi lại hay té ngã
- Làm việc không chính xác
- Mắt thường xuyên bị mờ
- Nhìn thấy 2 hình (điều sẽ xảy ra nếu người có chức năng thị giác đã hoàn thiện)
4. Ảnh hưởng của lác mắt
Tác hại nghiêm trọng nếu lác mắt xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực. Mất khả năng nhận thức chiều sâu, khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật, dễ bước hụt chân cầu thang.
5. Ai là người có thể mắc lác mắt
Lác mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có thể kể đến các yếu tố như:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh
- Người bị tật khúc xạ
- Người bị hội chứng Down hoặc bại não
- Người đã từng trải qua các cơn đột quỵ, chấn thương đầu
- Người có bệnh tiểu đường
- Người bị hội chứng Guillain-Barré.
Đối với trẻ em, những trẻ mắc các bệnh sau sẽ có nguy cơ bị lác mắt cao: Bại não, chứng Down, não úng thủy, u não, trẻ đẻ non…
6. Lác mắt được khám và chẩn đoán như thế nào?
- Khám mắt kỹ lưỡng để đánh giá mức độ lác.
- Thảo luận về phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân, cũng như mục tiêu điều trị.
- Trẻ <6 tuổi & trẻ đi học: bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa mù mắt lé.
- Người trưởng thành: chỉnh lé với mục đích thẩm mĩ.
- Lên quy trình điều trị.
- Cung cấp thông tin chi phí chi tiết.
7. Lác mắt điều trị như thế nào?
Tùy theo từng trường hợp sẽ áp dụng các phương pháp sau:
- Tập quy tụ, tập liếc sang hướng ngược chiều lé.
- Đeo kính khi lé do quy tụ điều tiết hay kèm tật khúc xạ.
- Ở người lớn, lé gây song thị độ nhỏ có thể mang lăng kính che mắt khi mắt lé bị nhược thị.
- Phẫu thuật điều chỉnh các cơ vận nhãn nhằm đưa 2 mắt về thẳng trục.
- Trường hợp lé thứ phát ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ đợi phẫu thuật để giải quyết tạm thời tình trạng song thị.
Lời khuyên của bác sĩ
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa trẻ đi khám sớm, chữa trị càng sớm thì trẻ càng có cơ hội khỏi bệnh. Chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6 - 8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt trẻ sẽ thành tật nên khả năng phục hồi kém.