5 phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ em mà ba mẹ nên biết

16/10/2024

Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em và ngày càng gia tăng do trẻ sớm tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Hiện nay ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em mắc cận thị lên tới 20 – 40% ở thành thị và phổ biến nhất là trẻ từ 6 – 15 tuổi. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi lý tưởng để kiểm soát cận thị cho con trẻ. Bài viết dưới đây chia sẻ tới ba mẹ 5 phương pháp hữu ích giúp kiểm soát cận thị cho bé

1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát cận thị 

Cha mẹ có biết, cận thị không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhìn mà còn tác động xấu tới chất lượng cuộc sống và tương lai của con rất nhiều: 

  • Giảm khả năng vui chơi các hoạt động thể chất: Các trò vui chơi cùng bạn bè của con bị “bó hẹp” lại cùng chiếc kính vì con thấy vướng víu hay lo sợ kính rơi vỡ trong khi chạy nhảy. 

  • Ảnh hưởng tự tin và thấy bị cô lập: Trẻ nhỏ có cảm giác tự ti và khác biệt với bạn bè khi thường xuyên đeo kính. Đặc biệt, ít vui chơi giao tiếp nên con thấy xa cách khỏi nhóm bạn, hình thành ảnh hưởng tâm lý. 

  • Khó khăn trong việc học tập: Nhìn bảng mờ nhòe, nhúc mỏi mắt khi học tập khiến làm giảm hứng thú học hành, kết quả bài vở 

  • Giới hạn nghề nghiệp: Cận thị ngày càng nặng khiến những ước mơ tương lai của con bị hạn chế như: Cảnh sát, quân đội, phi công hay vận động viên,... 

Không chỉ vậy, cận thị nặng còn gây các biến chứng bệnh lý nguy hiểm về mắt như: 

  • Thoái hóa võng mạc, bong võng mạc 

  • Tăng nhãn áp 

Do đó, việc kiểm soát cận thị ở trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng mà ba mẹ có thể khắc phục được. 

>>> Xem thêm: Cận thị: Triệu chứng và phương pháp hạn chế tiến triển cận thị

2. Phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ em 

5 Phương kháp hiệu quả giúp kiểm soát cận thị ở trẻ mà ba mẹ cần biết:  

3.1 Sử dụng tròng kính Ortho-K 


Ortho-K (viết tắt của orthokeratory) là phương pháp điều trị cận thị khoa học, không xâm lấn giúp trẻ cải thiện tầm nhìn cả ngày mà không cần đeo kính gọng. 

Phương pháp Ortho-K sử dụng kính áp tròng cứng, thấm khí đặc biệt để trẻ đeo vào ban đêm. Trong thời gian trẻ ngủ, kính tạo áp lực nhẹ, điều chỉnh độ cong của giác mạc, từ đó phục hồi khả năng khúc xạ của mắt. Nhờ đó buổi sáng thức dậy, trẻ nhìn rõ và hoạt động tự do mà không cần đeo kính gọng suốt cả ngày. 

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ em từ 6 –18 tuổi có độ cận thị thấp đến trung bình (khoảng từ 1.00 - 6.00 độ trong kiểm soát cận thị tiến triển. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Ortho-K có thể có thể giúp giảm tốc độ tăng độ cận tốt hơn so với các phương pháp truyền thống. 

3.2. Phương pháp dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng 

Thuốc nhỏ mắt Atropine 0,01%  được các bác sĩ chuyên gia về mắt khuyên dùng trong kiểm soát cận thị cho trẻ 6 – 15 tuổi, cận từ 0.5 độ trở lên và có tiến triển nhanh chóng. 

Atropine giúp ức chế quá trình phát triển dài ra của nhãn cầu ở trẻ cận thị, nhờ đó giúp giảm tốc độ tăng độ cận. Ngoài ra, Atropin giúp giãn đồng tử và giảm khả năng điều tiết của mắt khi nhìn gần. Điều này giúp giảm áp lực lên cơ điều tiết - một yếu tố góp phần làm nặng thêm tình trạng cận thị, giúp mắt thư giãn hơn. 

Các chứng minh lâm sàng cho thấy, sử dụng Atropine 0,01% hàng ngày cho trẻ giúp làm chậm tốc độ tiến triển cận thị lên tỡi 50 – 60% so với trẻ không dùng thuốc. 

3.3. Điều chỉnh môi trường học tập và sinh hoạt 

Môi trường học tập và sinh hoạt thiếu sáng là một trong những nguyên nhân lớn ảnh hưởng tới mắt của con trẻ.  

Để mắt con luôn sáng khỏe, ba mẹ nên tích cực cho con vui chơi hoạt động ngoài trời ít nhất 2 giờ mỗi ngày. Không gian rộng lớn giúp mắt con được nhìn linh hoạt ở nhiều khoảng cách xa - gần khác nhau. Đặc biệt, dải ánh sáng tự nhiên giúp hạn chế tình trạng  điều tiết quá mức của mắt.  

Khi học tập, con trẻ cần đèn học có độ sáng vừa phải, không tối quá cũng không sáng quá để giảm tác động lên mắt, khiến mắt nhức mỏi.  

Ngoài ra, tình trạng tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử như hiện nay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tật khúc xạ ở trẻ. Khi nhìn vào màn hình, mắt phải điều tiết liên tục để tập trung, đặc biệt là khi đọc chữ nhỏ hoặc nhìn trong điều kiện ánh sáng không tốt. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử còn làm hỏng tế bào võng mạc, thoái hóa điểm vàng. Từ đó gây nên hội chứng thị giác màn hình, trong đó có cận thị. 

3.4 Thực hiện các bài tập cho mắt 

Các bài tập thể dục cho mắt không chỉ giảm căng thẳng, nhức mỏi mà còn hỗ trợ giảm tình trạng suy giảm thị lực cho con.  

Bài tập cho mắt đơn giản nhưng mang lại hiệu quả được các chuyên gia đánh giá cao như: 

Bài tập Yoga cho mắt ba mẹ hướng dẫn con theo các bước: 

Bước 1: Đầu giữ thẳng, mắt liếc từ từ sang phải hết cỡ, giữ nguyên vị trí nhìn trong 10 giây rồi đảo mắt qua bên trái. 

Bước 2: Nhắm chặt mắt rồi mở to hết cỡ.  

Bước 3: Nhìn thẳng đứng lên trên hết cỡ sau đó nhìn thẳng xuống dưới hết cỡ, mỗi tư thế giữ nguyên trong vòng 10 giây. Lặp lại động tác 5 lần 

Bước 4: Liếc mắt góc 45 độ bên trái hết cỡ, sau đó chuyển hướng liếc 45 độ góc bên phải hết cỡ. Mỗi động tác giữ trong vòng 10 giây, lặp lại 5 lần 

Bước 5: Đưa ngón trỏ thẳng đứng cách đầu mũi 5cm. Tập trung 2 mắt nhìn vào đầu ngón trỏ trong vòng 1 phút. Sau đó nhắm mắt lại nghỉ ngơi. 

3.5 Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Thực tế, bổ sung dưỡng chất không thể làm mắt trẻ hết cận thị. Tuy nhiên, thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt và chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mắt sáng khỏe, ổn định hơn và hạn chế tăng độ cận. Điều này có vai trò quan trọng trong kiểm soát cận thị tiến triển ở trẻ. 

Các loại thực phẩm tốt cho mắt ba mẹ có thể lưu vào thực đơn cho con và gia đình như: 

  • Thực phẩm giàu Vitamin A, vitamin C: hoa quả họ cam quýt, cà chua, ớt chuông, gấc,... giúp tăng khả năng chống Oxy hóa, hạn chế tình trạng khô, viêm, giúp mắt sáng khỏe. 

  • Các loại thực phẩm chứ omega-3 (gồm DHA và EPA) như cá hồi rất tốt cho thị lực, chúng giúp tăng trao đổi các sắc tố ở võng mạc, từ đó võng mạc được duy trì khỏe mạnh, hạn chế chứng tăng nhãn áp hay thoái hóa điểm vàng ở trẻ bị cận nặng. 

  • Ngoài ra, các loại rau màu xanh đậm chứ nhiều vitamin nhóm B hay Lutein như súp lơ xanh, rau bina, rau ngót,... cũng là lựa chọn đầu bảng giúp bảo vệ thị lực của con. 

4. Vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc và phòng ngừa cận thị cho trẻ 

Ba mẹ có vai trò quan trọng bậc nhất trong chăm sóc và phòng ngừa tật cận thị đối với con trẻ. Bạn chính là chìa khóa then chốt giúp các con thiết lập lối sinh hoạt khoa học trong chăm sóc sức khỏe đôi mắt.  

Tình trạng trẻ bị cận thị ngày càng gia tăng do trẻ hiện nay sớm tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, ipad,... Ba mẹ cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị này của con như: Mỗi ngày chỉ được chơi điện thoại tối đa 3 lần, mỗi lần không quá 15 phút. 

Các thói quen trong học tập, sinh hoạt của con cũng cần ba mẹ thường xuyên nhắc nhở để cải thiện nếu con ngồi học lưng không thẳng, mắt cách sách vở quá gần, con xem điện thoại TV quá sát mắt. 

Đặc biệt, trẻ con thường sợ phải chia sẻ với ba mẹ khi mắt có dấu hiệu nhìn không rõ vì lo bị ba mẹ mắng và “cắt” thiết bị điện tử yêu thích. Do đó, để sớm khắc phục tình trạng cận thị trước khi trở nặng, bạn có thể đưa con đi khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần, đặc biệt khi con có dấu hiệu chớm tật khúc xạ như nheo mắt, dụi mắt thường xuyên,... 

>>> Xem thêm: Dấu hiệu mắt tăng độ cận thị

Qua bài viết trên, Alina đã gửi tới bố mẹ 5 biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng tránh tật khúc xạ như cận thị ở trẻ. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ đôi mắt của con cho một tương lai rạng ngời. 

0866 224 883 Tìm bệnh viện Đặt lịch khám